Nghị sĩ Philippines duyệt ít tiền cho cơ quan chính phủ ‘vô tích sự’
Quốc tế - Ngày đăng : 18:32, 13/09/2017
CHR năm 2017 có nguồn kinh phí 749 triệu peso (11 triệu bảng) và đã xin tăng gấp đôi trong năm 2018. Quyết định kinh phí cho CHR còn phải chờ sự phê chuẩn của Thượng viện Philippines.
Khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Chủ tịch Hạ viện Pantaleon Alvarez nói CHR là một cơ quan chính phủ ‘vô tích sự’, chỉ đáng nhận chút kinh phí hoạt động.
Vị nghị sĩ thân cận Tổng thống Duterte còn nói: “Nếu quývị muốn bảo vệ quyền lợi của bọn tội phạm, thì hãy lấy tiền của chúng mà xài. Đơn giản thế thôi. Tại sao quývị muốn nhận ngân sách nhà nước mà lại không thi hành nhiệm vụ của mình?”.
Phelim Kine, Phó giám đốc nhánh châu Á của tổ chức Giám sát nhân quyền, nói: việc Hạ viện Philippines bỏ phiếu duyệt chi ngân sách cho CHR là “một phần nỗ lực ngăn chặn các tổ chức độc lập kiểm soát sự lạm quyền, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến chống ma túy đã làm chết hàng ngàn người, gồm hàng chục trẻ em”.
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về những vụ giết người lạm quyền, bà Agnes Callamard nói không thể chấp nhận được một khoản ngân sách quá thấp.
Lãnh đạo CHR Chito Gascon nói: vụ bỏ phiếu duyệt chi ngân sách quá ít cho CHR nhằm buộc ông từ chức, và nếu cần thiết, ông sẽ đưa vụ này ra Tòa án tối cao: “Lý do chính vì sao tôi chưa thể từ chức, là nếu làm thế thì sẽ làm cơ quan bị suy yếu”.
Tổng thống Duterte có nhiều người ủng hộ kiểm soát Hạ viện, thường chỉ trích CHR, nơi lên án việc cảnh sát giết hàng ngàn người nghiện và buôn ma túy trong 15 tháng ông Duterte cầm quyền.
Ông Duterte có biệt danh “Người trừng phạt” vì có chủ trương cảnh sát cứng rắn, từng dọa giải thể CHR, dù sau này ông bảo lời dọa này “chỉ là nói đùa”.
Lúc tranh cử, ông Duterte đã hứa sẽ giết hàng ngàn tội phạm buôn ma túy.Từ khi ông nhậm chức hồi tháng 7.2016, số liệu chính phủ cho biết cảnh sát tiêu diệt gần 3.500 ‘tội phạm ma túy’.
Theo số liệu cảnh sát, hơn 2.000 người khác bị bắn chết trong những vụ tội phạm liên quan ma túy, cùng hàng ngàn ngườibị giết trong những hoàn cảnh không thể giải thích.
Phe đối lập đã tính chuyện đưa ông ra Tòa án hình sự quốc tế ở Hà Lan, cáo buộc ông phạm tội chống lại loài người.
Vị lãnh đạo Philippines có biệt danh “Người trừng phạt”, cũng có những tuyên bố hùng hổ khi bị cộng đồng quốc tế lên án. Ông gọi LHQ “dốt nát” và cảnh cáo EU “chớ gây sự với chúng tôi”, sau khi Nghị viện châu Âu nói có những báo cáo đáng tin cậy về việc cảnh sát Philippines giết người mà không bị truy tố.
Liên hiệp châu Âu (EU) dẫn các thông tin đáng tin cậycho biết cảnh sát Philippines làm giả chứng cứ để bào chữa cho việc lạm quyền giết người của họ.
Bảo Vĩnh (theo Reuters)