Thụy Điển ngán ngại sức mạnh quân sự Nga, tập trận rầm rộ
Quốc tế - Ngày đăng : 14:39, 14/09/2017
Rạng đông 2017 kéo dài 3 tuần là cuộc tập trận lớn nhất của Thụy Điển từ 20 năm qua, với sự ủng hộ của các nước thành viên NATO, có sự tham gia của19.000 quân, sau nhiều năm Thụy Điển cắt giảm kinh phí quốc phòng, donước này sợ sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Nga.
Thụy Điển là nước trung lập, nhưng cùng Ba Lan, 3 nước vùng biển Baltic (Estonia, Litva, Latvia) cùng nhiều nước phương Tây rất lo ngại từ lần Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 4.2014, đồng thời ủng hộ quân nổi dậy ở đông Ukraine.
Tướng Micael Byden, chỉ huy quân đội Thụy Điển, nói tình hình an ninh khu vực chuyển qua "nghiêm trọng". Ông khẳng định Nga gây bất ổn an ninh cho châu Âu, nên "chúng tôi phải theo dõi kỹ những hoạt động của Nga".
Song song với Rạng Đông 2017 sẽ là cuộc tập trận khủng Zapad 2017 của 13.000 quân Nga, từ ngày 14 đến 20.9. Các tướng NATO nói Rạng Đông 2017 không là phản ứng với Zapad 2017. Nhưng tướng Byden nhấn mạnh tầm quan trọng của NATO đối với Thụy Điển: “Chúng tôi là quốc gia có chủ quyền, quan tâm và chịu trách nhiệm với nền an ninh quốc gia. Chúng tôi hợp tác với các nước khác, sẵn sàng ủng hộ và đón nhận sự giúp đỡ”.
Rạng đông 2017 được tiến hành từ ngày 13.9, Thụy Điển giả lập một cuộc tấn công ở phía đông đảo hoang Gotland (trên vùng biển Baltic) gần bờ biển Thụy Điển. Cùng tham gia có 1.500 quân Mỹ, Pháp, Na Uy cùng các đồng minh NATO.
Mỹ đã dùng tàu biển chở phương tiện từ Đức đến tham gia tập trận, trong khi Pháp dùng tàu hỏa chở các phương tiện khác đến. Chúng di chuyển theo một tuyến đường riêng đến bờ đông Thụy Điển để tham gia Rạng Đông 2017, nơi mà trực thăng Mỹ sẽ diễn vai quân địch.
Cuộc tập trận là cách để Thụy Điển kiểm tra khả năng phòng thủ trước điều họ mô tả là “một đối phương lớn, hiện đại hơn hẳn”’.Quân đội Thụy Điển cho biết: “Đánh chặn là cốt lõi của một cuộc phòng thủ mạnh, chống lại tất cả các mối đe dọa và vượt qua mọi thách thức. Cuộc tập trận nhằm ngăn chặn bọn tấn công tiềm năng, buộc họ phải suy xét cẩn thận về những nguy hiểm khi tấn công đất nước chúng ta”.
Thụy Điển không thuộc NATO, đã quyết tăng cường quân sự, sau khi giảm chi quân sựtừ 2% GDP hồi những năm 1990 xuống còn 1% GDP, đồng thời tái lập chính sách bắt buộc công dân nhập ngũ.
Quân đội Thụy Điển từng có hơn 60.000 quân, hiện chỉ còn 20.000 quân, và hơn 22.000 là nhân viên tình nguyện Bảo vệ Tổ quốc.
Chính phủ Thụy Điển quyết định giữ nguyên tính trung lập. Thụy Điển chưa tham gia cuộc chiến tranh nào, kể từ lần đánh nhau với Na Uy năm 1814.
Nhưng không như Phần Lan (không là thành viên NATO), Thụy Điển giữ quan hệ gần cận NATO, hợp tác chặt chẽ với khối quân sự này, với quan điểm hợp tác nếu xảy ra chiến tranh.
Theo Newsweek, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh cáo Thụy Điển: Nga sẽ có các cách phản ứng nếu Thụy Điển gia nhập NATO.
Năm 2015, Đại sứ Nga Viktor Tatarinstev tại Thụy Điển cũng có lời dọa nước này “sẽ bị nhiều hậu quả” nếu Thụy Điển gia nhập NATO.
Khi trả lời phỏng vấn của báo Dagens Nyheter (Thụy Điển), Đại sứ Tatarinstev nói “Thụy Điển không là mục tiêu của quân đội chúng tôi”, dù giới truyền thông nước này “tiến hành chiến dịch tuyên truyền hung hăng”, theo lời ông nói.
Dân Thụy Điển hiện ủng hộ ý tưởng gia nhập NATO nên ông Tatarinstev cảnh cáo: “Nếu điều đó xảy ra thì sẽ có những biện pháp phản ứng. Tổng thống Putin đã nói sẽ có hậu quả, Nga sẽ có phản ứng quân sự và tái định hướng tên lửa và quân đội. Nước nào gia nhập NATO cần ý thức những nguy hiểm mà tự họ chuốc lấy”.
Bích Ngọc (theo Reuters)