Ấn Độ khởi công tuyến đường sắt siêu tốc
Quốc tế - Ngày đăng : 18:58, 14/09/2017
Thủ tướng Narendra Modi đã đặt viên đá khởi công tuyến đường sắt siêu tốc nàynhân chuyến thăm bang Gujarat của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhà lãnh đạo Ấn Độnói: “Đây là Ấn Độ mới và tầm bay của những giấc mơ của Ấn Độ là vô tận. Dự án đường sắt cao tốcnày sẽ đem lại tốc độ và việc làm. Nó thân thiện với con người và với môi trường”.
Tuyến đường sắt cao tốc sẽ nối thành phố Ahmedabad (bang Gujarat) đến thành phố Mumbai của Ấn Độ. Tuyến đường sắt nàyđược kỳ vọng có thể đạt tốc độ tối đa 350km/giờ, tức gấp đôi tốc độ nhanh nhất của Ấn Độhiện nay là 160km/giờ từ thủ đô New Delhi đến Agra.
Mẫu tàu Shinkansen (Nhật) sẽ giúp giảm thời gian cho hành trình 508 km từ Ahmedabad đến Mumbai từ 8 giờ xuống còn 3 giờ. Chính phủ Ấn Độ dự kiến đưa tuyến đường sắt này vào hoạt động từ ngày 15.8.2022, đúng dịp kỷ niệm 75 năm ngày Ấn Độ độc lập khỏi Anh.
Dự án đường sắt có kinh phí 19 tỉ USD này, gồm hơn 4/5 là tiền của Nhật cho vay với lãi suất ưu đãi 0,1%, nhằm đào sâu quan hệ kinh tế Ấn - Nhậttrong bối cảnh hai nước đều muốn chống đỡ tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á. Thủ tướng Modi nhấn mạnh: “Nhật Bản đã cho thấy họlà một người bạn thật sự của Ấn Độ”.
Dự án đường sắt cao tốc này cũng rất có ý nghĩa với chính phủ Thủ tướng Modi. New Delhixem việc xây dựng tàu cao tốc là trọng tâm của chương trình hiện đại hóa đất nướcvà dự án được giới thiệu sẽ giúp tạo ra khoảng 36.000 việc làm.
Hiện có tin Ấn Độ đangxem xét 6 dự án đường sắt cao tốc khác, gồm một tuyến kết nối Mumbai với New Delhi. Tuy nhiên,cựu Chủ tịch Công ty đường sắt quốc gia Ấn Độ Vivek Sahai nói khoản đầu tư tài chính phải là lập các tuyến cao tốc, điều có nghĩa chưa thể sớm hủy các chuyến tàu xưa thừa hưởng từ thời Ấn Độ là thuộc địa Anh.
Ông Sahainói: “Ấn Độ mỗi ngày có hơn 10.000 chuyến tàuchở số hành khách tương đương dân số Úc. Bạn không thểbỏ chúng ngay lập tức”.
Ông Sahai cũng cho rằng Ấn Độ cũng có thể tốn ít tiền hơnnếu đầu tư vào các đoàn tàu có tốc độ trung bình, để có thể sử dụng tiếp hệ thống đường sắt hiện naythay vì đổ thật nhiều tiền vào cơ sở hạ tầng cần có để chạy tàu cao tốc. Ông nói: “Sự phát triển tàu siêu nhanh tràn lan sẽ lệ thuộc khả năng tài chính. Tàu cao tốc phải có ở Ấn Độ, nhưng vẫn cần phải đặt câu hỏi về cách có nó và khả năng tài chính cho các dự án này”.
Đối với đa số dân Ấn Độ, tàu hỏa vẫn là lựa chọn số 1 cho những chuyến hành trình dài, nhưng số hành khách đã bắt đầu giảm từ năm 2014. Trong 30 năm qua, mức thu nhập của người Ấn Độđã tăng, giúp họ làm chủ xe hơi riêng. Ngoài ra,thị trường hàng không nội địa ở Ấn Độ cũng tăng 14% hồi năm 2016, chỉ đứng sau thị trường bay trong nước của Trung Quốc.
Ngành đường sắt Ấn Độ cũng mang tiếng kém an toàn. Một báo cáo của chính phủ Ấn Độ năm 2012 đã gọi số người chết vì tai nạn đường sắt hàng năm là “tàn sát”. Theo số liệu mới nhất, năm 2015 có hơn 37.000 người chết từ những tai nạn đường sắt, chủ yếu là bị té khỏi đoàn tàu quá đông hành kháchhoặc do họ cố vượt rào chắn và bị xe lửa đâm chết.
Hồi tháng 8.2017, Thủ tướng Modi đã sa thải Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độsau 12 tháng có nhiều sự cố đường sắt, trong đó cómột tai nạn hồi tháng 11.2016 làm chết 150 người.
Chính phủ Ấn Độđã cam kết chi 137 tỉ USD trong 5 năm để nâng cấp hệ thống đường sắt, gồm nâng cấp hệ thống rào chắn, sử dụng những thanh đường sắt dài và lập đội kiểm tra, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt để chúngkhông bị hư hỏng nặng.
Hệ thống đường sắt Ấn Độ được khởi công xây dựng năm 1853vào thời còn là thuộc địa Anh. Đây là hệ thống đường sắt xưa nhất châu Ávà là tuyến đường sắt dài thứ tư thế giới, với độ dài hơn 67.000 km.
Trung Trực (theo Guardian)