Quảng Bình: Bão quá mạnh, gần 50.000 ngôi nhà tốc mái
Sự kiện - Ngày đăng : 22:13, 15/09/2017
Thiệt hại bước đầu ngoài sức tưởng tượng
Đến chiều 15.9, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình thống kê cho thấy, siêu bão số 10 đã làm tốc mái gần 50.000 ngôi nhà của người dân, hàng chục nhà bị sập, có 1 người chết và 7 người bị thương. Tại Ba Đồn, Phó Chủ tịch UBND thị xã ông Đinh Thiếu Sơn cho biết bão này quá mạnh, gió giật cấp 15 khiến thiệt hại gây ra là rất lớn. Thống kê bước đầu cho thấy địa phương này có hơn 16.000 nhà bị tốc mái, trong khi tình trạng này ở Bố Trạch là 18.000 nhà dân, nghiêm trọng nhất là huyện Quảng Trạch số nhà tốc mái hơn 80%, xã Quảng Đông bị bão quần khiến 100% số nhà bị tốc mái, xã Quảng Phú hơn 90%, các huyện khác như Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Minh Hóa số nhà tốc mái cũng tăng số lượng lớn. Theo nhiều người dân, thiệt hại ngoài sức tưởng tượng, trong khi đó cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn báo cáo nhanh thiệt hại bước đầu tính đến 16 giờchiều 15.9 gần 1.800 tỉđồng, những ngày sau con số sẽ còn giao động vì mưa lũ đang diễn biến phức tạp sau bão.
Ông Nguyễn Dần ở xã Quảng Xuân cho biết: “Đây là cơn bão có sức gió giật hết sức khủng khiếp, chúng tôi ở trong nhà cả ngày trời không dám ra đường đi lại”. Trong khi đó ông Nguyễn Tân Đinh ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn đánh giá: “Cơn bão số 10 có thời gian quần thảo từ 4 giờsáng, trước đó thì 1 giờ 30 gió đã rất lớn rồi, đến chiều tối 17 giờgió bão mới ngớt, khiến thiệt hại là ngoài sức tưởng tượng.Chúng tôi có mặt tại cảng Hòn La lúc 7 giờsáng ngày 15.9, gió bão phong tỏa đường ra cầu cảng số 1. Cầu cảng dịch vụ tư nhân nước biển dâng ngập, sóng đánh tung bọt trắng xóa. Các con đường trong Khu kinh tế Hòn La vắng ngắt. Quốc lộ 1A lượng xe lưu thông giảm thiểu, giới tài xế tìm các trạm xăng có dịch vụ nghỉ dưỡng để dừng xe, không dám liều mạng chở hàng trong bão.
Bão dập, gió rít, nhà sập
Nhiều người dân đánh giá bão số 10 lớn hơn cơn bão số 10 năm 2013, gió giật cấp 15 khiến nước biển dâng cao hơn ngoài dự đoán. UBND phường Quảng Phúc cho biết thôn Tân Định nước biển ngập sâu từ 2,5 - 3,5m, hàng trăm ngôi nhà bị nước biển tràn đê tấn công, đồn biên phòng Gianh cũng cùng chung số phận. Hàng trăm người phải kết lại với nhau chống chọi trên các căn nhà hai tầng để cứu nhau.
Ông Dương Minh Hợi, Phó Bí thư xã Quảng Xuân huyện Quảng Trạch mô tả cơn bão số 10 lớn hơn sự hình dung của ông. Ông Nguyễn Văn Đồng, 70 tuổi cho hay: “Tôi sống qua nhiều cơn bão, đây là cơn bão có gió rít rất dài, dài hơn cả ngày trời khiến người dân lo lắng vô cùng. Nó lại gây mưa lớn sau bão nữa, người hai bên bờ sông Gianh hiện bị nước dâng lên cao, lũ vào”.
Bên trong cơn bão số 10 như con quái vật, gió rít liên hồi, vô số cây cối dọc các con đường ở Ba Đồn, Quảng Trạch, Đồng Hới, Bố Trạch… bị quật ngã. Nhiều hàng tre được người dân trồng lâu năm cũng bị bão dập tan hoang. Thương nhất là hàng loạt nhà dân bị bão thổi bay toàn bộ mái hoặc bị giật sập hoàn toàn. Tại thôn Đơn Sa, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, căn nhà của ông Nguyễn Tân Định bị sập hoàn toàn. Ông Địnhkể ngay giữa mắt bão: “Nhà tui có 7 khẩu, ở trong nhà bão mới vào giật sập cái tường, vợ con ôm nhau chạy đập cửa hàng xóm mà cứu thân, may bà con cưu mang. Tui ở lại không chằng chống được cũng chạy, bão trở gió lại mạnh thêm, giật sập luôn toàn bộ vách tường căn nhà”. Ông Định và vợ con trong đêm sau bão và nhiều ngày nữa chắc chắn chưa thể có ngôi nhà mới để yên tâm chống chọi những đợt thiên tai sau.
Đường sắt và hàng không ngưng trệ
Do ảnh hưởng của bão số 10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã dừng2 tàu khách SE3 tại ga Mỹ Đức, tàu SE6 tại Ga Đông Hà. Dừng 5 tàu hàng ASY1 (ga Vinh); AH1 (ga Thanh Hóa); SH3 (ga Phúc Trạch); HH8 (ga Sa Lung); SH4 (dừng ở ga Hiền Sĩ) để tránh bão.
Đến chiều cùng ngày, Tổng công tytiếp tục dừng1 số đoàn tàu có lịch trình chạy tàu qua khu vực bão số 10 là tàu SE7 tại ga Vinh, dừng tàu SE5 tại ga Vinh, dừng tàu SE10 tại ga Huế, tàu SE2 tại ga Đà Nẵng và tàu SE4 tại ga Đà Nẵng.
Ngoài ra, hãng hàng không Vietjet Air (VJA) ngừng khai thác 24 chuyến bayđi và đến các sân bay khu vực miền Trung trong ngày 14 và 15.9. Cụ thể: 4 chuyến đi và đến sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), 8 chuyến bay đi và đến Vinh (Nghệ An); 2 chuyến đi và đến Đồng Hới (Quảng Bình), 4 chuyến bay đi và đến sân bay Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) 2 chuyến bay đến Đà Nẵng, 4 chuyến đi và đến Chu Lai (Quảng Nam). Ngoài ra, nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền, phải điều chỉnh lại lịch bay.
Một số hình ảnh bão ở Quảng Bình
Quốc Nam