Khó bán NM Bột giấy Phương Nam với khoản nợ hơn 2.600 tỉ đồng
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 07:27, 24/09/2017
Bộ Công Thương cho biết đến nay Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện xong khâu định giá, tổ chức phương án và tiến hành tổ chức bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của Nhà máy bột giấy Phương Nam. Song dùđã qua 2 lần tổ chức bán đấu giá, nhưng đều không thành công. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết sẽ vẫn lên kế hoạch thực hiện bán đấu giá nhà máy này theo quy định của pháp luật thời gian tới.
Nhà máy bột giấy Phương Nam là một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ của ngành Công Thương, được quyết định bán đấu giá vì không thể hoạt động.
Nhà máy được xây dựng tại Long An, có tổng mức đầu tư ban đầu là 1.487 tỉ đồng do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi) - một đơn vị hoàn toàn xa lạ với lĩnh vực giấy, đầu tư. Đến tháng 6.2009, dự án được chuyển giao sang Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) và được điều chỉnh tăng vốn lên 3.409,9 tỉ đồng.
Sau đó, Vinapaco đã đưa dây chuyền vào chạy thử. Tuy nhiênkhi chạy thử, dây chuyền gặp sự cố. Do đó, từ tháng 10.2012 đến nay, dự án dừng hoạt động. Vào tháng 9.2016, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của nhà máy. Tuy nhiêncho đến nay, dự án nhà máy này vẫn luôn bị thất bại trong các lần bán đấu giá.
Lý do khiến dự án này thất bại trong các lần bán đấu giá là do nhà máy này được định giá quá cao, lên tới 1.712 tỉ đồng, bao gồm tổng tài sản và hàng tồn kho. Trong khi đó, tổng chi phí đầu tư vào dự án tính đến 32.12.2015 là 2.636 tỉ đồng, tính đến cuối năm 2016, tính cả lãi suất phải trả, tổng nợ phải trả lên tới 2.695 tỉ đồng. Đặc biệt, dự án còn rơi vào tình trạng càng vận hành càng lỗ, không có khả năng thu hồi vốn của dự án.
Bộ Công Thương cho biết dù thiết bị của nhà máy mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhưng lại được nhà thầu cải tiến từ dây chuyền sử dụng nguyên liệu từ gỗ, lần đầu tiên được lắp đặt để sản xuất tại Việt Nam và trên thế giới chưa có dây chuyền nào hoạt động. Vì vậy, khi chạy thửđã phát sinh khiếm khuyết, nên không thể thành công. Bản thân chuyên gia của nhà thầu cũng không cam kết việc dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
Mặt khác, việc sử dụng động cơ có công suất lớn lên tới 12 MW, sấy nguyên liệu bằng ga chất lượng cao, nên tiêu hao năng lượng lớn, đặc biệt là khâu nghiền và hệ thống sấy bột. Đáng chú ý, máy móc thiết bị theo hợp đồng đã ký không có thiết bị dự phòng và thay thế, ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động sau này của nhà máy.
Vinapaco đã thuê tư vấn độc lập tính toán lại hiệu quả của dự án với các điều kiện thực tế khi tiếp nhận và trở thành chủ đầu tư mới. Trong trường hợp thuận lợi nhất là mỗi tấn sản phẩm do dây chuyền này sản xuất sẽ chịu mức lỗ 4,6 triệu đồng. Điều tất yếu là nhà máy rơi vào tình trạng càng sản xuất càng lỗ và không có khả năng thu hồi vốn.
Nếu cố vận hành thì hệ thống xử lý nước thải của dự án được thiết kế chưa đạt yêu cầu xả thải theo quy chuẩn Việt Nam, nên cần bỏ thêm không dưới 60 tỉ đồng để nước thải đạt chuẩn.
Đáng chú ý, dự án nhà máy này còn nhận được sự ưu ái của Nhà nước khilà một trong những dự án vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Trong quá trình đầu tư dự án, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ ký thư bảo lãnh khoản vay Ngân hàng Societe Generale (Pháp) trị giá 67 triệu Euro cho dự án. Nhưng việc dự án không thể hoàn thành đã khiến Bộ Tài chính phải đứng ra chịu trách nhiệm.
Tuyết Nhung