Tiểu thuyết 'Tình cát' của nhà văn Nguyễn Quang Lập giành giải Sách hay 2017
Văn hóa - Ngày đăng : 06:37, 02/10/2017
Lễ công bố Giải sách hay lần thứ VII năm 2017 với chủ đề Khuyến đọc sách hay do Viện giáo dục IRED, Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh và Sáng kiến OpenEdu tổ chức tại TP.HCMvào sáng 1.10.2017. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo giới thức giả, chuyên gia, doanh nhân, báo giới và nhất là các độc giả trẻ mê sách trên khắp cả nước.
Bên cạnh những tác phẩm được vinh danh ở 7 hạng mục: Giáo dục, Quản trị, Nghiên cứu, Thiếu nhi, Văn học và Phát hiện mới, giải thưởng Sách hay năm 2017 cònphát động chương trình “Sách cho trại giam 2017 – 2018”, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng trao tặng những cuốn sách đến các trại giam trêncả nước. Từ đó, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật, nghề nghiệp cũng như nuôi dưỡng tinh thần hướng thiện của các phạm nhân.
Tiểu thuyết Tình cátcủanhà văn Nguyễn Quang Lập (sáchdo Phương Nam Books phát hành)thắng giải "Văn học" và Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứucủa Hoàng Tuấn Côngđược vinh danh trong hạng mục“Phát hiện mới”. Bên cạnh đó, sách Ăn vóc học haycủabác sĩ, nhà văn Đỗ Hồng Ngọc và tiểu thuyết Thế kỷ bị mất của tác giả Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng là những tác phẩm nổi bật lọt vào vòng chung khảo của hạng mục "Giáo dục" và "Văn học" ở thể loại sách viết.
Ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 7.2017, Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứucủa tác giả Hoàng Tuấn Công nhanh chóng làmxôn xao dư luận. Phần vì sự bảo chứng của tác giả Hoàng Tuấn Công - một cây bút chuyên về ngôn ngữ, đặc biệt là lời ăn tiếng nói hàng ngày. Phần vì GSNguyễn Lân vốn là cây đa cây đề trong giới ngôn ngữ học Việt Nam. Vậy mà Hoàng Tuấn Công có can đảm dấn thân vào chỗ khó khi đưa ra những nhận định, phê bình, khảo cứu vàchỉ ra những chỗ trong Từ điển của GS Nguyễn Lân mà Hoàng Tuấn Công cho là không đúng.
Chẳng hạn như trường hợp mục từ “nằm giá khóc măng”, GSNguyễn Lân giải thích:Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu: Một người con hiếu thảo đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình mọc lên cho anh lấy. Nói người con có hiếu hết lòng vì cha mẹ”. Hoàng Tuấn Công phản đối điều này, ông chỉ ra:“Nằm giá khóc măng” thực chất là gọi tắt 2 tấm gương hiếu của hai người con: Một người là Vương Tường nằm giá để tìm cá chép cho mẹ kế, một là Mạnh Tông nuôi mẹ ốm, ngồi khóc dưới khóm trúc khiến trúc sinh măng đem về nấu canh cho mẹ. Không phải là một người như GSNguyễn Lân giải thích”.
Theo đánh giá của BTC giảithì khi đọc công trình nghiên cứu củaHoàng Tuấn Công, người ta không chỉ hiểu nghĩa của từ mà còn hiểu được văn hóa, câu chuyện sau những con chữ ấy. BTC giải khẳng định chínhđiều này đã làm nên chất lượng của cuốn sách. Việc được vinh danh trong hạng mục“Phát hiện mới” của Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứuđã phần nào khẳng định ý nghĩa của một quyển sách đầy giá trị doPhương Nam Book khai thác và xuất bản.
Bên cạnh Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công, sách Mộ phần tuổi trẻ– tác giả Huỳnh Trọng Khang và Đà Lạt một thời hương xa: Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 – 1975củatác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên là 2 tác phẩm được vinh danh trong hạng mục sách Phát hiện mới.
T.V