Phụ nữ Trung Quốc có học thích ‘phi công trẻ’
Quốc tế - Ngày đăng : 15:09, 08/10/2017
Chia sẻ với SCMP, Châu Tú Vân cho biết bàđã từng suy sụp, khi bố mẹ yêu cầu bà phải chấm dứt quan hệ với người bạn trai kém bà2 tuổi.
Lúc đó là năm 1985, khi Châu 25 tuổi và đang sống ở thành phố Quảng Châu. Người đàn ông mà cômuốn lấy làm chồng không phải là dạng “tình nhân trẻ”, nhưng trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ thì anh còn quá trẻ và không thích hợp làm chồng.
Bà Châu cho biết: “Vào thời điểm đó, nếu người đàn ông lấy một phụ nữ lớn tuổi hơn, dù họ có yêu nhau, thì người đó cũng bị xem là kẻ thua cuộc”.
Người đàn ông theo quan niệm lúc bấy giờ phải có học vấn cao hơn và lớn tuổi hơn vợ của họ, bà Châu chia sẻ. Theo bà Châu: “Đây là quan niệm cực đoan nhưng thậm chí vẫn tồn tại cho đến những năm 2000. Lúc đó vì không muốn gia đình bị hàng xóm dèm pha nên tôi đã chia tay bạn trai của mình”.
Tuy nhiên, SCMP cho biết, quan niệm hôn nhân tại Trung Quốc đang có những tiến triển bước đầu. Theo nghiên cứu của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc (SASS) đăng trên Thời báo Quảng Châu, số cuộc hôn nhân có chủ rể trẻhơn cô dâu đã tăng vọt. Tại Trung Quốc, đây được gọi là “tình chị em” (jiedi lian).
Cụ thể, tỉ lệ số “tình chị em” trong tổng số các cuộc hôn nhân ghi nhận được tăng từ 13% (những năm 1990) lên đến hơn 40% trong những năm 2010, SCMP cho biết.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng chính sự gia tăng cơ hội giáo dục và cơ hội việc làm cho phụ nữ, cùng với tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng đã khiến cho quan niệm “chồng phải lớn tuổi hơn vợ” dần bị đào thải.
Ngoài nghiên cứu của SASS, SCMP còn đưa ra một bằng chứng sống là Dương Tư Duy, con gái của bà Châu. Dương năm nay 31 tuổi, là Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng của một công ty khởi nghiệp công nghệ, có chồng trẻ hơn cô 4 tuổi.
Cô Dương cho biết: “Với thế hệ của mẹ tôi, lớn tuổi và thành công là những đức tính của một người chồng tốt. Người chồng đã từng quen kiểm soát vợ mình. Nhưng trong thế hệ của tôi thì không phải vậy nữa. Tình yêu không dính líu gì với tiền bạc, học thức hay tuổi tác, vấn đề là phải biết chia sẻ và xây dựng quan hệ bình đẳng”.
Luật sư La Ái Bình, đồng tác giả của quyển “Investigation into China’s Leftover Women” (Nghiên cứuvề những phụ nữ độc thân ở Trung Quốc), cho biết khoảng cách giữa hai giới trong hôn nhân đã dần được san lấp.
Theo luật sư La: “Người đàn ông theo quan niệm truyền thống được đánh giá cao hơn vì họ có học thức và việc làm tốt hơn. Nhưng một trong những yếu tố khiến xu hướng “tình chị em” nổi lên chính là phụ nữ Trung Quốc đã được học tập nhiều và có cơ hội công việc tốt hơn”.
Luật sư La cũng cho biết “tình chị em” đang ngày càng trở nên phổ biến ở những thành phố lớn của Trung Quốc, nơi phụ nữ và đàn ông thuộc nhiều độ tuổi khác nhau có thể gặp gỡ nhau ở chỗ làm hay ngoài xã hội.
Bà La đánh giá: “Xu hướng này cho thấy quan niệm đàn ông có vai trò quan trọng hơn phụ nữ đã thay đổi. Chị em phụ nữ nên vui mừng vì điều này”.
Cẩm Bình (theo SCMP)