Truyền thông số: Ngành nghề, cơ hội và những thách thức

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 07:49, 07/10/2017

Đi đôi với sự bùng nổ mạnh mẽ của truyền thông số trong những năm gần đây là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế công nghệ thông tin tiếp thị. Không thể phủ nhận một thực tế rằng các bạn trẻ hiện nay có định hướng và đam mê bước chân vào ngành PR, truyền thông, báo chí, maketing…..chiếm một số lượng khá lớn. Thế nhưng, thời buổi cạnh tranh khốc liệt, nhiều bạn trẻ vẫn còn hoang mang trong định hướng về kỹ năng làm việc, trăn trở về ngành nghề cũng như có những mong muốn được học hỏi kinh ngh

Để giải đáp về những thắc mắc đó cũng như mang đến cho sinh viên cái nhìn thực tế nhất về cách thức tác nghiệp hiện nay, chị Trần Thị Thanh Lan, người đã có 7 năm kinh nghiệmlàm việc tại Ô tô Trường Hải, bất động sản, thương mại điện tử, đồng thời cũng từng đảm nhiệmvai trò là phóng viên, cộng tác viên tại các báo như: Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Giải Phóng… đã có một buổi trò chuyện, chia sẻ với sinh viên đang theo học chuyên ngành những kinh nghiệm quý báu.

Buổi trò chuyện phỏng vấn đã diễn ra sôi nổi với những câu hỏi và thắc mắc chân thực nhất đến từ các bạn sinh viên K21 khoa PR.

- Chào chị! Theo em được biết thì chị xuất thân từchuyên ngành báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, vậy thì cơ duyên nào đã đưa chị đến với nghề PR hiện nay?

Chào bạn! Trước hết xin được cảm ơn bạn vì câu hỏi khá thú vị này. Ngày trước tôi theo học báo chí, trong chuyên ngành có đào tạo báo in, PR và quảng cáo, tôi có được sở thích khi tiếp cận với môn học về PR. Trong cuộc sống, có thể nói nếu mình có đam mê với điều gì thì nó sẽ tìm đến mình. Khi các bạn đi học cũng vậy, một nền tảng truyền thông tốt thì sẽ tạo nên một lợi thế rất lớn để bạn dễ dàng bước sang làm PR.

Khi bạn học truyền thông, bạn sẽ học được cách tiếp cận của một nhà báo, cách cung cấp thông tin khi người ta cần; khi bạn học PR bạn sẽ biết được khía cạnh mà doanh nghiệp mình cần là gì. Bằng sự kết hợp hiệu quả cả hai chuyên ngành thì bạn sẽ hiểu được những gì mà người ta cần, đó chính là chìa khóa hiệu quả để làm truyền thông.

- Người trẻ nghĩ lớn thì bị gọi là hoang tưởng, nghĩ nhỏ thì bị gọi là thiếu chí cầu tiến. Thời còn đi học chị cótrải qua tình huống này không? Chị có suy nghĩ gì về điều này?

Nghĩ nhỏ hay nghĩ lớn, quan trọng là bạn biết nghĩ. Nghĩ nhỏ hay nghĩ lớn còn phải xét theo từng khía cạnh khác nhau. Ngước lên là luôn hướng về phía trước, khi bạn nhìn xuống là lúc bạn xem lại những gì đã làm, những bài học kinh nghiệm mà mình đã trải qua. Quan trọng không phải là nghĩ nhỏ hay nghĩ lớn, mà bạn biết được bạn nghĩ gì, biết mình đang ở đâu, biết mình phải làm gì, và biết cầu tiến.

- Hiện nay có một bộ phận giới trẻ suy nghĩ tuổi trẻ là phải học tập, phải rèn luyện, phải chuẩn bị tốt cho bản thân trong tương lai, song bên cạnh đó cũng có một số bạn cho rằng tuổi trẻ là phải tận hưởng hết sức. Chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Trên quan điểm cá nhân tôi nhìn nhận, tuổi trẻ các bạn phải có sự nhận thức rõ ràng. Hãy xác định thời gian sao cho hợp lý, dung hòamọi thứ tốt nhất có thể. Ví dụ như việc các bạn đi học, sau một tuần học tập mệt mỏi hãy dành cho mình chút thời gian cuối tuần để đi ra ngoài, nghỉ ngơi; hay ngồi ngẫm nghĩ lại về những gì mình đã làm, cũng như lập kế hoạch chuẩn bị cho những điều sắp tới chẳng hạn. Dung hòa được khả năng cầu tiến và khoảng thời gian dành cho bản thân mình, sẽ là một điều rất tốt để các bạn cân bằng cuộc sống.

- Với hơn 7 năm kinh nghiệm trải qua các ngành nghề khác nhau, mỗi ngành sẽ có một cách PR và truyền thông riêng, vậy trong quá trình nhảy việc chị có gặp khó khăn hay trở ngại gì không?

Mình học truyền thông thì khi ra trường sẽ làm những ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề sẽ có những đặc thù riêng. Trong 7 năm qua, chị đã từng làm qua rất nhiều ngành nghề, vừalàm chính thứcvừa có làm không chính thức, mỗi ngành nghề sẽ có những cái hay riêng. Ví dụ như hiện tại chị đang làm ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngành hàng tiêu dùng nhanh đòi hỏi các bạn phải ra thị trường nhiều, bạn phải biết thông tin đối thủ người ta đang chạy cái gì, chạy ra sao. Ngoài ra bạnphải biết tính đặc thù của ngành hàng mà mình đang chạy, phải nghiên cứu thị hiếu của khách hàng mà mình đang muốn hướng đến, để chọn đúng kênh truyền thông hiệu quả, có chiến lược truyền thông rõ ràng, xác định đối tượng đúng, thông điệp đúng.

- Làm việc trong các ngành nghề khác nhau, công việc nào khiến chị tạo ra nguồn cảm hứng nhiều nhất và cháy hết mình với nó nhất?

7 năm làm việc, ngành nghề thách thức chị nhất đến bây giờ là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Bản thân tên ngành đã nói lên được tính chất công việc, đòi hỏi người làm việc phải đổi mới liên tục. Khi ý tưởng mình chưa nghĩ ra thì đối thủ cạnh tranh trên thị trường của mình đã nghĩ ra rồi nên áp lực về truyền thông của mình rất lớn. Người ta tung ra kế hoạch liên tục thì mình cũng phải chạy theo, đưa ra thông điệp mới, cách tiếp cận mới để truyền thông thấy rằng mình vẫn đang chuyển mình. Còn đối với bất động sản hay ô tô thì khoảng nửa năm hay một năm thì mới tung ra sản phẩm mới, công việc của mình thì chỉ có truyền thông thôi nên ít áp lực hơn.

- Ngại giao tiếp là một trong những hạn chế của sinh viên hiện nay. Với những kinh nghiệm đã từng trải qua, chị có thể chia sẻ bí quyết để vượt qua nỗi mặc cảm đấy với các bạn sinh viên ở đây được không?

Mình là người hướng nội, nhưng đối với công việc truyền thông mình phải giao tiếp nhiều nên mình phải rèn luyện. Cách tốt nhất là nên rèn luyện ngay từ khi còn đi học, nên tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức các event ở trường hoặc cộng đồng; tham gia vào việc thuyết trình ở lớp, mạnh dạn trình bày những ý tưởng của mình với mọi người, bạn sẽ có được kỹ năng nói chuyện tốt thông qua một quá trình rèn luyện tích cực đó.

- Sinh viên theo học ở Sài Gòn phần đông là con dân ở tỉnh lẻ, với ngành nghề là truyền thông và PR thì giọng vùng miền có bị ảnh hưởng gì hay không? Chị có thể chia sẻ bí quyết để các bạnvượt qua rào cản này được không?

Mình cũng là dân tỉnh lẻ, người Quảng Nam. Ngày trước mới khi đặt chân vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mình cũng có chút mặc cảm với bạn bè về giọng địa phương, vì hồi còn ở quê mình không có cơ hội tiếp xúc với các bạn ở thành phố. Mình phải thay đổi để người khác có thể nghe được, vì trong giao tiếp quan trọng là phải để người đối diện biết là mình đang nói gì, phải có sự điều chỉnh phù hợp, nhưng thỉnh thoảng mình cũng có chút gì đó không bỏ quên nét địa phương trong một hoàn cảnh có thể.

- Với công việc đầu tiên, chị thấy thông tin đăng tuyển thì nộp vô làm liền hay cân nhắc xem thông tin về doanh nghiệp đó trước?

Bất cứ một công việc gì dù thời vụ hay gắn bó lâu dài bạn đều cần phải xem kỹthông tin trước. Tìm hiểu văn hóa công ty như thế nào, chế độ lương thưởng ra sao, và quan trọng không kém đó là danh tiếng công ty đó nữa, vì công việc và nơi bạn quyết định dấn thân cũng ảnh hưởng đến thương hiệu cá nhân của bạn không kém.

- Theo chị thế nào là một nhà báo giỏi, nhà truyền thông giỏi?

Một nhà báo giỏi, một nhà truyền thông giỏi là là người hội tụ đầy đủ những yếu tố như: Khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén trong xử lý tình huống, phải giỏi tiếng Anh,có mối quan hệ rộng với giới truyền thông, và quan trọnglà biết và hiểu lãnh đạo doanh nghiệp của mình cần gì.

- Theo chị trong công tác truyền thông thì làm thế nào để gây ảnh hưởng với khách hàng ngay lần đầu tiên?

Thông điệp truyền đi và sản phẩm chất lượng là quan trọng và là yếu tố quyết định. Có nhiều cách truyền tải thông điệp, có doanh nghiệp chọn cách truyền thông gây giật gân, bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp chọn câu chuyện để kể, những câu chuyện có thật. Con đường của họ là đi từ trái tim đến trái tim. Chị thích con đường thứ hai hơn.

- Chị có thể chia sẻ về bài học xử lý khủng hoảng truyền thông mà chị tâm đắt nhất?

Tùy từng ngành nghề mà cách thức xử lý khủng hoảng sẽ khác nhau. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách tốt nhất là phải có kế hoạch dự trù trước đó, phải có sự chuẩn bị về đối tượng, cách thức, phương án. Người đại diện phát ngôn là ai, những phòng ban nào vào cuộc làm việc, nội bộ, khách hàng, cũng như sự chuẩn bị về kênh truyền thông và đội ngũ phóng viên thân thiết.

- Người ta thường nói truyền thông và PR là những nghề đòi hỏi kỹnăng viết lách, nhiều kỹ năng mềm và hoạt động cộng đồng, vậy theo chị bằng cấp nhà trường có quan trọng không?

Trong quá trình học tập các bạn nên đi làm để tích góp kinh nghiệm làm việc, có kế hoạch hoạch định tốt nhất có thể. Trải nghiệm thực tế và nền tảng kiến thức nhà trường (bằng cấp) đều quan trọng như nhau,đó là sự bổ trợ bắt buộc nếu bạn muốn thành công trong nghề.

- Truyền thông online là kênh hiệu quả nhất của doanh nghiệp, chị nghĩ sao về nhận định này?

Tôi đồng tình với quan điểm này, nhưng cần phải có sự cân nhắc đúng, phải cân đối tỷ lệ, lường trước được rủi ro có thể xảy ra vì truyền thông mạng xã hội có tính chất tương tác hai chiều. Phải lựa chọn kênh đúng, đối tượng đúng, kế hoạch truyền thông rõ ràng, và quan trọnglà có được list những người ảnh hưởng nhất về vấn đề mà bạn muốn truyền thông thì bạn mới đạt được hiệu quả trong công tác truyền thông của mình.

- Nhân dịp gặp mặt và giải đáp cho các bạn sinh viên chuyên ngành về những thắc mắc trên, chị có lời khuyên gì dành cho các bạn trong kế hoạch học tập và định hướng truyền thông hiệu quả trong thời gian tới?

Lời khuyên của chị đối với các bạn đang theo học PR, truyền thông đó là nên có ý thức học tập thật tốt, chỉnh chu mọi thứ từ kỹ năng giao tiếp đến trau dồi khả năng viết lách (yếu tố bắt buộc)và học giỏi tiếng Anh. Chỉnh chu trong bài viết, xử lý hình ảnh, kiểm tra kỹ càng, có sự lựa chọn phù hợp về ngôn từ, trong các thông cáo báo chí trước khi gửi cho phóng viên, phải có kế hoạch tốt, nhanh nhạy và khéo léo trong xử lý vấn đề, nhất là khi làm việc với lãnh đạo cấp trên.

- Cảm ơn chị về những chia sẻ!

Kết thúc buổi trò chuyện các bạn trao hoa tặng cô Ngọc Hải và chị Thanh Lan -Ảnh: Út Quỳnh

Đào Út Quỳnh

Đào Út Quỳnh