Người đàn bà nhặt ve chai, chạy xe ôm để… vá đường
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 10:49, 09/10/2017
Vét sạch tiền dành cất nhà để… vá đường
Dưới cái nắng đổ lửa, bà Nguyễn Thị Phượng Thu (53 tuổi,ngụ khóm 1, P.4, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp)vẫn cầm chiếc bay cặm cụi trét vá mặt đường.
Bà lao động rất hăng say, đôi lúc bất chấp những chiếc xe rú ga băng qua sát mình. Chúng cán bừa lên ''vết thương'' của con đường vừa được bà Thu trám trét. Ấy vậy mà bà vẫn vui vẻ và miệt mài vá "ổ gà, ổ voi". Đó cũng là hình ảnh mà người dân ở TP.Sa Đéc và những vùng lân cận hay chứng kiến.
Bà Thu tự trộn vữa hồ và trực tiếp trám trét ổ gà
Bà Thu kểbà làm nghề vá đường không cần vốn nhà nước tính ra đã ngót 10 năm. Ban đầu, bà chỉ nhặt than đá người ta đốt xong đem bỏ đổ vào lấp ổ gà. Việc này chỉ thực hiện ở những tuyến đường hẻm nhỏ quanh nơi bà ở. Nhưng sau đó, thấy cách làm này hiệu quả thấp, nên bà Thu chuyển sang vá đường bằng vữa hồ. Và không lâu sau, bà Thu bị kiệt quệ tài sản.
“Tui lỡ thú thật với cậu, thì cậu đừng nói với ai chuyện tui hết tiền. Bởi tui sợ thiên hạ nhạo báng mình nghèo mà làm phách. Gần 1 tháng nay, tui nhận lời vá con đường về xã An Hiệp dài khoảng 5 cây số. Tui mới vá được hơn 3km thì tốn hơn 40 triệu đồng. Đó là toàn bộ số tiền mà tui dành dụm để cất nhà trong 5 năm qua. Con đường này còn khoảng 2km nữa, tui chưa biết lấy tiền đâu mua cát, đá, xi măng vá tiếp. Tui định lấy giấy xe đi “cầm” 1 triệu đồng, mua vật liệu làm tiếp, tới đâu hay tới đó”, bà Thu bộc bạch.
Bà Thu dầm mưa chặt lá chuối đậy những lỗ vá chưa khô
Bà Thu thổ lộ: “Vừa rồi, tui được chính quyền bán cho nền nhà trả chậm, nên chỉ mong cất lên căn nhà lành lặn để bà cháu ở. Nhưng do giá cát mấy tháng rồi tăng cao nên tiền dành để cất nhà tui đem ra vá đường hết sạch. Số tiền 1.210.000 đồng kèm theo bằng khen của Chủ tịch tỉnh tặng cho, tui cũng lấy mua cát, đá, xi măng vá đường hết rồi”.
Thấy nhiều người chết do té ổ gà nên làm
Bà Thu kểbà sinh ra trong một gia đình nghèo. Lớn lên bà kết hôn với người chồng thường xuyên say xỉn, rồi ly hôn. Mấy chục năm trước, một mình bà bươn trải làm đủ nghề để nuôi 4 người con. Từ chèo ghe bán tạp hóa đến ra đảo Phú Quốc làm thuê.
Sau thời gian sống kiếp thương hồ, bà Thu được cha mẹ cho nền đất ở phường 4 để cất nhà ở. Nhưng không lâu sau, nhà bà Thu bị nước sông làm sạt lở cuốn mất. 16 năm nay, bà và các con phải ra ở nhà trọ. Để duy trì cuộc sống, hằng ngày bà Thu đi bán xôi, chè, bánh bông lan…
Đi đâu bà Thu cũng mang cháu ngoại theo vì chỉ có 2 bà cháu
Cuộc đời bà hết sức truân chuyên, lận đận.Thế rồi, các con bà Thu cũng dần lớn và lập gia đình riêng. Tuy nhiên, họ cũng đều nghèo khó. Chẳng những vậy, người con gái đầu lòng của bà Thu cũng đã ly hôn, để lại bà nuôi đứa cháu ngoại 10 tuổi.
Bây giờ, trong căn nhà trọ chỉ có haibà cháu, ngày ngày rau cháo, đùm bọc nhau. “Bà cháu tui ăn uống hết sức gói ghém, nhưng việc gì có tiền là tui làm nên có dư. Chỉ có điều gia đình tui đơn chiếc quá. Có lần, tui khóa xích chân thằng cháu vào cột nhàđể đi làm thuê. Tui đi từ sáng đến 2giờ chiều mới về. Vào nhà thì thấy thằng cháu nằm ngủ chèo queo”, bà Thu kể.
Bà Thu cho haymấy năm gần đây bà chắtmót mua được chiếc xe gắn máy Trung Quốc làm chân lui tới. Nhiều năm nay bà đi nhặt ve chai, rửa tô chén và chạy xe ôm. Nhưng hễ làm ra được bao nhiêu tiền thì bà chi tiêu ăn uống chút đỉnh, còn lại bà vét đi mua cát, đá, xi măng để vá đường.
Thời gian gần đây, cứ 6 giờ sáng là haibà cháu chất lên xe nào cát, đá, xi măng, rồi chở đi vá đường ở nhiều nơi. Đến khoảng 11 giờ trưa, bà chở cháu đến quán phở để rửa tô chén lấy tiền công. Sau đó, bà lại chở cháu đi vá đường. Rồi đến cuối ngày, bà trở lại quán phở rửa tô chén.
Nơi bà Thu ở chứa đầy bọc phế thải mà bà nhặt để bán kiếm sống và lấy tiền vá đường
“Tui đi vá đường vậy chứ gặp vỏ chai nước suối, bọc nilon hay thứ gì bán có tiền là tui nhặt. Tui còn chặt cây thuốc nam đem về cho mấy nhà thuốc chữa bệnh giúp dân. Thấy người già lỡ đường thì tui kêu cho quá giang. Còn ai kêu chạy xe ôm thì tui cũng chạy. Nói chung tui làm quần quật, gom lại kiếm được khoảng 200.000 đồng/ngày. Có khi gặp những vỏ chai dầu gội đầu bồ kết, thì thu nhập ngày đó cao hơn bởi loại này bán được 7.000 đồng/kg”, bà Thu chia sẻ.
Bà Thu cho biếtsở dĩ mà nhịn ăn uống, đi nhặt ve chai, rửa tô chén và chạy xe ôm cực nhọc để kiếm những đồng tiền mồ hôi nước mắt, rồi lấy hết đi vá đường là bởi có lần bà tận mắt chứng kiến người chết. Nguyên nhân là người đó chạy xe vấp phải ổ gà té ngã rồi chết tại chỗ.
Lần khác, bà lại chứng kiến mộtngười sụp ổ gà bị thương nặng, rồi tử vong sau đó. Từ những cảnh tượng hãi hùng ấy khiến bà Thu nặng lòng trắc ẩn. Và dù rất nghèo, bà vẫn cố sức làm kiếm tiền, để vá những ổ gà “tử thần”, xem như một cách cứu người. Còn việc bà đã vá được bao nhiêu ổ gà thì không sao nhớ hết.
Chị Trần Phước Ấm,41 tuổi, ởxã An Hiệpnói: “Ban đầu bà Thu tới vá đường trước cửa nhà, tui cứ ngỡ bảđược bên từ thiện thuê. Ai ngờ hỏi ra mới biết bả tự xuất tiền túi. Nhiều người chạy xe ngang nơi bà Thu vá đường thấy, hỏi có cần đóng góp tiền không thì bả lắc đầu. Bả nói lỡ nhận tiền mà làm không đẹp thì mang tiếng. Thành ra bả hết tiền. Trong khi đó haibà cháu còn đang ở nhà trọ và kiếm từng đồng tiền sống qua ngày”.
Bà Thu vừa được Củ tịch tỉnh tặng bằng khen về hành động cao quý của mình
Còn ông Võ Hồng Điệp (ngụ P.4) thì đánh giá: “Hiếm có ai làm được như cô Thu. Mỗi lần thấy đường hư là đến vá. Đôi lúc tôi thấy cô ấy làm từ sáng đến 3giờ chiều mà không ăn hột cơm. Việc làm của cô ấy thật đáng quý”.
Thanh Thanh