Nhà bán lẻ Hàn Quốc bỏ Trung Quốc sang ASEAN
Quốc tế - Ngày đăng : 17:36, 10/10/2017
Theo Korea Times, số lượng người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu của thị trường Việt Nam lẫn nhiều nước ASEAN khác đang không ngừng gia tăng.
Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh hiện không có dấu hiệu cho thấy sẽ nới lỏng những biện pháp trả đũa, đặc biệt là trả đũa kinh tế. Hai yếu tố này đã khuyến khích các hãng bán lẻ Hàn như Lotte và Shinsegae tháo chạy khỏi tình trạng làm ăn bết bát tại Trung Quốc, quaysang các thị trường ASEAN.
Nhiều nguồn tin trong ngành cho biếtViệt Nam hiện đã có 13 cửa hàng của tập đoàn bán lẻ danh tiếng Hàn Quốc Lotte Group. Vào tháng 9.2014, tập đoàn đã cho xây dựng trung tâm Lotte với 65 tầng tại thủ đô Hà Nội, cung cấp nhiều dịch vụ mua sắm và ăn ở của tập đoàn này như siêu thị Lotte, trung tâm thương mại Lotte và khách sạn Lotte.
Korea Times cho biết thêmtập đoàn này hiện đang xây dựng thêm một trung tâm mua sắm quy mô lớn với tổng diện tích sàn 200.000m2 tại Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Lotte Group cũng xem xét xây dự án đầu tư khoảng 1,74 tỉUSD xây dựng một tòa nhà phức hợp diện tích 100.000m2 tại TP.HCM.
Công ty con phụ trách mảng cửa hàng miễn thuế Lotte Duty Free hiện đã tham gia thị trường bằng cách hợp tác với đối tác Việt lập cửa hàng miễn thuếPhú Khánh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Công ty cho biết họ đang có kế hoạch mở nhiều cửa hàng tương tự tại các thành phố lớn khác của Việt Nam.
Ngoài Việt Nam, tập đoàn Lotte cũng đang sở hữu 45 cửa tiệm tại Indonesia, và chuẩn bị mở thêm 1 cửa hàng tại tỉnh Lampung vào tháng 12 tới. Với định hướng xem thị trường Đông Nam Á là động lực tăng trưởng mới cho việc kinh doanh, tập đoàn Lotte là nhà bán lẻ Hàn Quốc tích cực tham gia thị trường Đông Nam Á nhất, Korea Times cho biết.
Do đồng ý giao đất để chính phủ Hàn Quốc triển khai THAAD, Lotte đã bị tẩy chay tại Trung Quốc. Có ít nhất 23 cửa hiệu Lotte Mart khắp Trung Quốc bị đóng cửa, dự án xây dựng công viên giải trí Lotte cũng bị đình chỉ.
Không chỉ có Lotte, tập đoàn Shinsegae Group với chuỗi siêu thị bán lẻ E- Mart cũng đã tham gia thị trường Đông Nam Á. Shinsegae đã chính thức thông báo rút khỏi Trung Quốc và chọn Việt Nam làm thị trường nước ngoài đóng góp chính cho tăng trưởng kinh doanh của tập đoàn, theo Korea Times.
E-Mart đã có siêu thị đầu tiên được mở tại quận Gò Vấp (TP.HCM) vào tháng 12.2015 và đang lên kế hoạch sớm có thêm nhiều siêu thị nữa. Doanh thu bán hàng của E-Mart Gò Vấp năm 2016 đạt 41,9 tỉwon, vượt chỉ tiêu 20%; doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2017 đã đạt 25,8 tỉwon, tăng 27,5% so với cùng kỳnăm trước, Korea Times cho biết.
Tháng 9.2016, tập đoàn Shinsegae và TP.HCM đã kýkết một biên bản ghi nhớ hợp tác theo đó tập đoàn sẽ đầu tư 200 triệu USD nhằm xây dựng một chuỗi bán lẻ, siêu thị và các cơ sở thương mại khác. Một quan chức của tập đoàn cho biết E- Mart sắp tới sẽ sớm vào thị trường Lào, Indonesia và Campuchia.
Bên cạnh hai “ông lớn” bán lẻ, thương hiệu cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc GS Retail cũng đã có mặt. Sau khi bắt tay hợp tác với tập đoàn Sơn Kim của Việt Nam, chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 do GS Retail quản lý sắp mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM. GS Retail đã đặt chân vào thị trường Indonesia bằng cửa tiệm đầu tiên mở vào tháng 10.2016, theo Korea Times.
Kể từ khi hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được triển khai tại Hàn Quốc, quan hệ Trung-Hàn đã rơi vào tình trạng căng thẳng. Trung Quốc nhiều lần lên tiếng phản đối và thực hiện nhiều biện pháp trả đũa trên nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là kinh tế, khiến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng ảm đạm.
Cẩm Bình (theo Korea Times)