Philippines đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội trong 5 năm gần đây
Quốc tế - Ngày đăng : 06:06, 04/11/2017
Ông Vuving phân tích: “Đáng chú ý là chính sách “xoay chiều” về phía Trung Quốc của Tổng thống Rodrigo Duterte không gây ảnh hưởng đáng kể đến chuyện hiện đại hóa quân đội". Theo ông, tăng cường an ninh trên biểncó thể chính là bước ngoặt trong tiến trình phát triển chiến lược của Philippines sau thời gian dài bỏ bê hải quân, không quân và lực lượng bảo vệ bờ biển.
Lý giải cho chuyện này, chuyên gia cho biết sở dĩ Philippines không phát triển quân đội là do nước này trong thời gian dài thường dựa vào Mỹ về mặt quốc phòng và chỉ tập trung đối phó với các mối đe dọa trong nước như các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Ngoài ra, các vấn đề kinh tế và thiếu kinh phí cũng khiến công tác hiện đại hóa quân đội bị trì hoãn.Năm 1995, Manila từng thông qua một đạo luật kêu gọi hiện đại hóa quân đội, nhưng nỗ lực này đã thất bại vì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra 2 năm sau đó.
Đến năm 2005, Chương trình nâng cấp năng lực quân đội (CUP) nhằm thực hiện đạo luật năm 1995 cũng không thành công vì nhận được quá ít kinh phí.
Theo Kế hoạch phát triển Philippines giai đoạn 2011 - 2016, mở rộng chương trình hiện đại hóa quân đội là một trong những mục tiêu được ưu tiên.
Tuy nhiên, nhu cầu đảm bảoan ninh trên biểnđã đẩy nhanh quá trình này. Vụ việc đã khiến Philippines một lần nữa thông qua 1 đạo luật nâng cấp năng quân đội vào cuối năm 2012. Hải quân, không quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đều có chương trình trang bị thiết bị quân sự trong những năm qua, ông Vuving cho hay.
Kế hoạch hiện đại hóa của Không quân Philippines (PAF) mang tên “Kế hoạch Chiến đấu 2028”, theo đó lực lượng này sẽ giải quyết được 50 - 75% xung đột lãnh thổ vào năm 2020.
Theo chuyên gia Vuving: “Đây là một kế hoạch vô cùng tham vọng khi Philippines hiện chỉ có 12 chiếc máy bay chiến đấu FA-50PH. Để có khả năng vượt trội hơn, PAF dự tính mua thêm 6 chiếc FA-50PH và 12 chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm khác”.
Hải quân nước này cũng có “Kế hoạch Ra khơi Chiến lược 2020” với ý định mua thêm 6 tàu chiến, 12 tàu hộ tống, 18 tàu tuần tra và 3 tàu chống mìn. Ngoài ra, tàu vận chuyển, tàu đổ bộ, tàu pháo tuần tiễn, trực thăng và tàu ngầm cũng sẽ được mua mới.
Ông Vuving cho biết: “Mục tiêu nước này đặt ra là phải mua được 3 tàu ngầm chạy bằng điện/diesel, có thể là tàu ngầm lớp Kilo”.
Vào năm 2013, Philippines đã mua hai tàu chiến mới và kýhợp đồng trị giá 337 triệu USD với công ty Hyundai Heavy Industries (Hàn Quốc) để sản xuất hai chiếc tàu có thể trang bị vũ khí chống hạm, chống máy bay và chống tàu ngầm.
Nhờ vào nguồn vốn ODA của Nhật, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã mua 10 tàu tuần tra đa nhiệm (MRRV), và hai chiếc MRRV lớp Parola đã được giao.
“Theo một chương trình khác, Philippines cũng mua thêm 5 tàu tuần tra của Pháp, với 1 tàu dài 82 mvà 4 tàu dài 24 m”, chuyên gia Vuving cho hay.
Trong chuyến thăm Nhật vào tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Duterte đã đạt được thỏa thuận với Nhật mua 2 tàu MRRV. Một chiếc sẽ được giao vào tháng 11.2020, chiếc còn lại vào tháng 3.2021.
Chuyên gia Vuving đánh giá: “Với những tàu này, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đến cuối năm 2018 sẽ có 22 tàu lớn hơn 100 tấn và chở được tải trọng lên đến 7.700 tấn. Điều này cho thấy số lượng tàu trong giai đoạn 2008 - 2018 tăng đến 100%”.
Cẩm Bình (theo The Philipppines Star)