Mỹ ngày càng thân thiết với Nhật hơn so với Hàn Quốc

Quốc tế - Ngày đăng : 10:17, 06/11/2017

Lịch trình khác biệt của tổng thống Trump tại Đông Bắc Á phản ánh mức độ thân thiết mối quan hệ hiện nay giữa Washington - Tokyo và Washington - Seoul. Dường như, quan hệ Mỹ - Nhật đang nồng ấm hơn quan hệ Mỹ - Hàn khi mối quan hệ của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật rất thân thiết.

Nhật Bản là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Trump. Ông và Thủ tướng Nhật Shinzo Abecùng ăn trưa trước khi có trận golf giao hữu. Sau đó cả hai sẽ cùng ăn tối riêng. Chính quyền Tokyo đã mời cả golf thủ số 4 thế giới Hideki Matsuyama và ca sĩ Piko Taro tham gia tiếp đón ông Trump.

Ngày 6.11, Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump hội đàm bàn về vấn đề Triều Tiên và củng cố quan hệ song phương. Tổng thống Trump cũng gặp gỡ gia đình các con tin Nhật Bản bị Triều Tiên bắt giữ.

Máy bay chở Tổng thống Mỹ đã đáp xuống Nhật Bản vào trưa 5.11 (giờ địa phương)

Trong khi đó lúc đến Hàn Quốc, ông Trump sẽ chỉ có cuộc gặp với người đồng cấp Moon Jae-in, đến thăm căn cứ Humphreys nơi đóng quân của quân đội Mỹ, và sau đó là dự buổi quốc yến.

Lịch trìnhkhác biệt của tổng thống Trump tại Nhật và Hàn Quốcphản ánh mức độ thân thiếtmối quan hệ hiện nay giữa Washington - Tokyo và Washington - Seoul. Dường như, quan hệ Mỹ - Nhật đang nồng ấm hơn quan hệ Mỹ - Hàn khi mối quan hệ của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật rất thân thiết.

Ban đầutrong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích cảNhật Bản và Hàn Quốc, cho rằng không có lý do gì để nước Mỹ phải bỏ tiền bảo vệ hai quốc gia giàu có này cả.

Nhưng ngay sau cuộc bầu cử tháng 11, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã nhanh chóng bay đến New York để gặp ông Trump và tặng một cây gậy đánh golf bằng vàng trị giá 3.375 USD.

Theo bà Kristi Govella, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Nhật của đại học Harvard: “Ông Abe đã đánh giá tình hình và thực hiện những bước đi vững chắc để sớm xây dựng được quan hệ với ông Trump. Điều này đã cho thấy rõ tầm quan trọng của Nhật đối với lợi ích của Mỹ và khiến ông Trump ưa thích nước này với tư cách cá nhân”.

Từ lần đầu gặp mặt đó, hai ông đã trực tiếp gặp mặt thêm 7 lần và điện đàm với nhau ít nhất 14 lần.

Với những vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân hồi tháng 9 của Triều Tiên, ông Abe hoàn toàn đồng tình với lời kêu gọi đáp trả cứng rắn của Tổng thống Trump. Hai ông chỉ có quan điểm khác biệt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), SCMP cho biết.

Khi gặp gỡ bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ vào tháng 9, ông Trump khen Thủ tướng Abe “đã phục vụ rất tốt cho người dân Nhật Bản”. Ngược lại, ông Abe trong cuộc trò chuyện đã hai lần gọi ông Trump bằng tên “Donald”, một cách gọi thân thiết của người Nhật.

Theo ông Jeff Kingston, Giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á đai học Temple: “Tình bạn Abe - Trump được xây dựng trên sự tôn trọng và ràng buộc. Ông Abe cố tránh không nói những điều khiến ông Trump không thoải mái”.

Thủ tướng Shinzo Abe (trái) gặp ông Trump lần đầu vào tháng 11.2016

Với Hàn Quốc, trong 4 tháng đầu của chính quyền Trump, chính trường Seoul đang gặp sóng gió vì lãnh đạo Park Geun-hye đang bị luận tội. Kết quả là khi Triều Tiên phóng tên lửa và gửi lời đe dọa, Tổng thống Mỹ thường bỏ qua Hàn Quốc và thay vào đó là bàn bạc với Nhật Bản và Trung Quốc.

Kể từ khi đắc cử Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 5, ông Moon Jae-in đã có nhiều dịp gặp ông Trump và Nhà Trắng cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Hàn. Thế nhưng quan hệ giữa hai người không thân như quan hệ Trump - Abe.

Theo SCMP, phong cách cá nhân cũng góp phần định quan hệ giữa các lãnh đạo. Hai lãnh đạo Mỹ và Nhật đều là người bảo thủ theo đuổi đường lối cứng rắnvới Triều Tiên, còn ông Moon là người theo tư tưởng tự do, chủ trương đàm phán với Bình Nhưỡng và từng phản đối để Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại nước mình.

Phong cách cá nhân của Tổng thống Moon (trái) quá khác biệt so với ông Trump

Vào tháng 9, Tổng thống Trump trên trang Twitter của mình đã chỉ trích lập trường theo đuổi đàm phán của lãnh đạo Hàn Quốc.

Chuyên gia Govella đánh giá khác biệt trong phong cách cá nhân của lãnh đạo dường như tương quan với khác biệt trong quan hệ đối ngoại.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Cẩm Bình