Chúng tôi không muốn mang cái chết của người thân ra để đấu giá

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 05:57, 15/11/2017

Liên quan đến vụ tai biến khi chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình làm 8 người chết, các gia đình nạn nhân tiếp tục gửi đơn thư kêu cứu khi không tìm được tiếng nói chung với bệnh viện.

Liên lạc với gia đình của nạn nhân Bùi Văn Chính, đại diệngia đình cho hay từ khi xảy ra sự việc cho đến nay, gia đình không hề nhận được thông tin gì từ phía bệnh viện. Thậm chí, khi hỗ trợ đám tang,bệnh việnlại yêu cầu các gia đình xuất trình hóa đơn tài chính việc ma chay với lý domức bồi thường từng người khác nhau. Hóa đơn cụ thể các khoản mà gia đình tổ chức ma chay cho nạn nhân như mua quan tài, chi phí tang lễ, thuê người tụng kinh... phải được nơibán xác nhận.Khi sự việc diễn ra, các gia đình lo lắng bởi lúc "tang gia bối rối"không ai giữ đủ hết các hóađơn tài chính. Khi bệnh viện đưa ra yêu cầu đó, các gia đình không đáp ứng hết được.

Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có buổi tiếp xúc với đại diện của 8 gia đình có người thân tử vong trong sự cố chạy thận nhân tạo hồi cuối tháng 5 vừa qua.Theo đó, đại diện các gia đình yêu cầu bệnh viện bồi thường 250 triệu đồng cho mỗi người đã mất, tổng cộng hai tỉđồng. Dự kiến ngày 18.9, các gia đình này sẽ gửi đến bệnh viện nhữngthông tin về chi phí mai táng và chi phí khác. Dựa trên thông tin này, bệnh viện sẽ thỏa thuận chi trả với gia đình.

Đại diện các gia đình cho biết mong muốn giải quyết sự việc trên phương diện tình cảm: “Chúng tôi không muốn cái gì to tát, chỉ mong sớm giải quyết sự việc để vơi đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng tôi cũng không muốn mang cái chết của người thân của mình ra để đấu giá”.

Chúng tôi liên lạc với lãnh đạo bệnh viện về thông tin trên để xác minh việc người nhà của nạn nhân nói rằng bệnh viện yêu cầu hóa đơn đỏ của đám tang mới được thanh toán. Ông Lê Xuân Hoàng, Phó giám đốc Sở Y tế HòaBình, kiêm nhiệm Giám đốc bệnh việnđa khoa tỉnh HòaBình thừa nhận bệnh viện yêu cầu các gia đình cung cấp hóađơn nhưng không nhất thiết phải hóađơn đỏ.

Ông Hoàng cũng cho biếtbệnh viện cũng chưa biết xử lý ra sao bởi rất khó quyết toán số tiền bồi thường vì không có cơ sở nào nếu không có hóa đơn thanh toán. Hiện bệnh việnvà các gia đình nạn nhân chưa thống nhất được mức đền bù, do đó bệnh viện chỉ dự định tạm ứng một số tiền hỗ trợ trước cho các khoản chi phí, mỗi gia đình 50 triệu đồng; còn lại đợi phán quyết của tòaán.

Trao đổi với phóng viên ngày 14.11, ông Trần Quang Khánh -Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cho biết: Đối với việc bồi thường cho gia đình các nạn nhân, Sở đã giao cho Bệnh việnđa khoa Hòa Bình tìm phương án hợp lý nhất. Hiện tại, các bên đã trải qua nhiều buổi họp, với sự tư vấn của luật sư đại diện cho các gia đình. “Sở Y tế đã giao và chỉ đạo cho bệnh viện thực hiện bồi thường cho các gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi chưa thấy Bệnh viện đa khoa Hòa Bình báo cáo lại sự việc”, ông Khánh nói.

         
   

Ngày 29.5.2017, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong, 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị và hiện sức khỏe đã hồi phục.

   

Cơ quan chức năng nhận địnhnguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong là nguồn nước cung cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án. Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương bị cách chức từ ngày 9.8.

   

Ngày 16.8, các gia đình gửi đơn tớị Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Y tế, lãnh đạo chính quyền, ngành y tế và công an tỉnh Hòa Bình kiến nghị xử lý trách nhiệm các bên liên quan vụ taibiến. Đây là lần đầu tiên các gia đình lên tiếng về vụ việc. Trong đơn, các gia đình này cho biết đau xót trước cái chết oan uổng của người thân hôm 29.5 song họ vẫn kiềm chế, không có bất cứ hành động nào gây mất trật tự tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

   
Dạ Thảo

Hải Yến