Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Chưa nhận được dự thảo kết luận thanh tra vụ AVG

Sự kiện - Ngày đăng : 21:47, 17/11/2017

Trả lời đại biểu Quốc hội về vụ AVG, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông cho hay hiện nay vẫn chưa nhận được dự thảo kết luận thanh tra để tiếp thu, giải trình nên chưa có gì để thông báo.

>>Vụ mua bán AVG được đem ra chất vấn Bộ trưởng Trương Minh Tuấn

>>Mobifone đã chi gần 9.000 tỉđồng để mua 95% AVG

>>Thương vụ MobiFone - AVG: Khi DNNN ngồi xổm lên pháp luật?

>>Ban Bí thư và Thủ tướng yêu cầu thanh tra vụ Mobifone mua AVG

>>Thanh tra toàn diện vụ Mobifone mua 95% AVG

Chiều nay, ngày 17.11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tiếp tục phần trả lời chất vấn tại hội trường. Sau khi Bộ trưởng Tuấn trả lời các đại biểu về nhóm vấn đề thông tin trên mạng xã hội và sự phát triển của các mạng xã hội, cũng như giải pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ngắt mạch trả lời của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.

Bà Ngân nhắc Bộ trưởng trả lời nhóm câu hỏi liên quan tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Riêng về 3 câu hỏi của đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu AVG, Chủ tịch Quốc hội nói: “đây là vấn đề đang được thanh tra, chờ khi nào có kết luận thanh tra mới có báo cáo".

Sau khi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời các đại biểu chất vấn về nhóm vấn đề xoay quanh chính phủ điện tử, cổng điện tử thông tin dữ liệu quốc gia... Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. HCM) nhắc lại thương vụ AVG: “Thông tin về AVG rất là bức xúc, cho nên chúng tôi rất mong sớm có thông tin cho cử tri".

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội - Ảnh: Nam Phong

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời: “Liên quan dự án MobiFone mua AVG, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra toàn diện từ tháng 9.2016 đến nay. Trong quá trình xây dựng kết luận thanh tra, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt để sớm có kết luận cuối cùng, đảm bảo chính xác, đúng quy định pháp luật, bảo toàn giá trị doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động và duy trì sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp lớn của nhà nước trong quá trình cổ phần hoá.

Thời gian thanh tra, Bộ đã có văn bản đề nghị sớm có kết luận thanh tra. Đến nay chúng tôi chưa nhận được dự thảo để tiếp thu, giải trình theo quy định. Và theo quy định của luật Thanh tra, khi chưa có kết luận thanh tra thì chúng tôi chưa có nội dung gì hơn để thông báo về nội dung này”.

Trước đó, nêu câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nói: “Tôi xin gửi tới Bộ trưởng 3 câu hỏi liên quan tới công tác quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và truyền thông đối với hoạt động tổ chức dịch vụ truyền thông của một doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn chủ sở hữu là nhà nước ở Tổng công ty Mobifone. Trong vụ chuyển nhượng cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG): 1- Từ nhu cầu nào và dựa trên cơ sở nàomà Mobifone sử dụng vốn nhà nước mua AVG? 2- Giá trị đích thực trong vụ chuyển nhượng là bao nhiêu? 3- Từ khi mua AVG về Mobifone, hoạt động của AVG ra sao, hiệu quả có tương xứng với đồng vốn bỏ ra hay không?

Tổng kết phần chất vấn của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đã 55 đại biểu đăng ký chất vấn, 9 đại biểu tham gia tranh luận, 24 đại biểu đăng ký chưa chấn vấn, 2 ý kiến tranh luận sẽ được trả lời bằng văn bản.

"Phó thủ tướng, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã giải trình nhiều vấn đề liên quan. Các đại biểu hỏi rõ, đúng vấn đề. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời trước Quốc hội nhưng rất thẳng thắn. Việc trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Phó thủ tướng nhận được sự hài lòng của ĐBQH", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngânnhắc Bộ Thông tin khẩn trương sắp xếp, quy hoạch báo chí​ - Ảnh: Nam Phong

Theo Chủ tịch Quốc hội, qua nội dung chất vấn, một số lĩnh vực tồn tại, hạn chế nhưng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có đề án, chủ động xử lý sai phạm, bước đầu có kết quả, còn nhiều vấn đề cần phải nỗi lực mới có thể chuyển biến. Đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của đại biểu. Cụ thể là tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cải cách hành chính. Đầu tư hạ tầng hệthống thông tin để phát triển chính phủ điện tử; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến để đến hết năm 2018, hầu hết các dịch vụ công ở mức độ 4.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc Bộ Thông tin Truyền thông khẩn trương sắp xếp, quy hoạch báo chí. Báo chí phải kịp thời thông tin định hướng xã hội, đảm bảo khách quan, giúp đẩy lùi các thông tin xấu, độc hại. Bên cạnh đó, Bộ cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh. Có các biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài quản lý an toàn thông tin mạng theo pháp luật Việt Nam. Vấn đề hạn chế SIM rác cũng được xã hội hết sức quan tâm đòi hỏi Bộ phải quyết liệt hơn trong việc xử lý.

Sáng mai (18.11), Quốc hội chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

         
   

Theo Báo cáo tài chínhnăm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016củaTổng công ty Viễn thông Mobifone (bao gồm cả thương vụ mua 95% cổ phần tại Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), đơn vị sở hữu dịch vụ Truyền hình trả tiền An Viên (nay là MobiTV) vớikhoản tiền Mobifone đã chilà gần 8.890 tỉđồng), khoản đầu tư vào AVG tương đương 55% vốn chủ sở hữu (16.200 tỉ đồng) và gần 40% tổng tài sản (23.200 tỉ đồng) của công ty mẹ Mobifone tại thời điểm 30.6.2016.

   

Nam Phong

Nam Phong