Quân đội Nga sẽ nâng cấp siêu máy bay ném bom Tu-160
Quốc tế - Ngày đăng : 07:06, 19/11/2017
Trong cuộc họp báo hôm 17.11, thiếu tướng Sergei Kobylash, chỉ huy lực lượng máy bay tầm xa của Không quân Nga, cho biết: “Tất cả các máy bay Tu-160, bao gồm cả lực lượng máy bay tầm xa, sẽ được thay thế bằng phiên bản hiện đại. Với quá trình sản xuất nhanh chóng và trình độ công nghệ hiện tại, tôi tin công tác thay mới này sẽ sớm được thực hiện”.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã bị ngừng sản xuất từ năm 1992. Đến năm 2015, Nga tuyên bố sẽ khôi phục việc sản xuất máy bay này với phiên bản mới mang tên Tu-160M2.
Ngày 16.11, những hình ảnh của chiếc Tu-160M2 đầu tiên tại nhà máy hàng không Kazan đã được tiết lộ.
Theo trang National Interest, chiếc máy bay mới nàycó trọng lượng cất cánh tối đa gần 275kg và vận tốctối đa March 2,05 (gấp 2 lần vận tốc âm thanh), lớn và nhanh hơn chiếc B-1B Lancer của Mỹ (trọng lượng cất cánh tối đa gần 217kg, vận tốc tối đa March 1,25).
Để đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện nay, máy bay được trang bị hiện đại hơn như buồng lái làm từ màn hình LCD, cơ sở liên lạc và phần mềm điều khiển mới cùng tên lửa hành trình không đối đất Kh-101, Kh-102 có tầm bắn hơn 1.600km.
Trang Sputnik News cho biết chiếc Tu-160M2sẽ được thử nghiệm trên mặt đất trước khi thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 2.2018. Nếu đáp ứng được các yêu cầu tác chiến, máy bay sẽ được đưa vào sản xuất số lượng lớn, dự kiến lô đầu tiên sẽ có 50 chiếc được sản xuất trong giai đoạn 2020-2021.
Theo Defense World, máy bay Tu-160 phiên bản mới là một phần trong “Tam giác hạt nhân” của Nga (gồm máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân có khả năng mang tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân). Nga đã từ chối tất cả các yêu cầu chuyển đổi máy bay ném bom này thành máy bay siêu thanh dân dụng.
Ông Valery Solozobov, Phó tổng giám đốc bộ phận thiết kếvà R&D của Công ty Tupolev (đơn vị chịu trách nhiệm phát triển Tu-160), cho biết: “Nhiều khách hàng nước ngoài giàucó đã đề nghị công ty phát triển một loại máy bay siêu thanh dân dụng dựa trên các máy bay ném bom như Tu-160 hay Tu-22M3. Nhưng làm vậy sẽ rất tốn kém. Sẽ rẻ hơn nếu làm một chiếc máy bay mới mà không cần dùng đến những bí quyết kĩ thuật làm Tu-160”.
“Ngoài ra, hầu hết bí quyết kĩ thuật để làm Tu-160 là bí mật, vì vậy sản xuất một phiên bản chở khách của máy bay sẽ là điều sai lầm”, theo ông Solozobov.
Cẩm Bình (theo Defense World, Sputnik News, TASS)