Quảng Ngãi cho nhận chìm bùn thải, Bộ GTVT chịu trách nhiệm về ô nhiễm?
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 19:14, 23/11/2017
>>Quảng Ngãi chấp thuận nhận chìm 62.000 m3 chất nạo vét xuống biển
Chiều 23.11, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã chủ trì buổi làm việc với Tổng công ty Bảo bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và các sở ngành liên quan của tỉnh về việc nghe và xem xét việc cấp giấy phép cho Tổng công ty được nhận chìm bùn thải ở biển đối với công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Sa Kỳ năm 2017.
Trước đó, vào tháng 10.2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký giấy phép cho chủ đầu tư nhận chìm 62.000m3 bùn thải sau nạo vét xuống khu vực biển Tịnh Khê thuộc TP.Quảng Ngãi.
Sáng 3.11, ông Minh đã ký công văn hỏa tốc tạm dừng việc cho phép nhận chìm sau khi báo Một Thế Giới phản ảnh có nhiều quan ngại của dư luận cho rằng biển sẽ bị ô nhiễm. Đồng thời, Ủy ban tỉnh yêu cầu Sở TN-MT chủ trì với các sở ngành kiểm tra lại toàn bộ dự án, xem xét lại mức độ nghi ngại ô nhiễm.
Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp với sự tham gia của các ban ngành và báo chí - Ảnh: Lê Đình Dũng
Khu vực nạo vét thuộc luồng hàng hải Sa Kỳ (vùng biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi) với khối lượng 62.000m3. Trong đó, chiều rộng đáy luồng là 50m với khối lượng nạo vét thông luồng là 53.912m3 và khối lượng nạo vét sa bồi 8.088m3. Chiều dài nạo vét từ Km0+700-Km1+946 và vũng quay tàu. Tổng mức dự toán dự án hơn 8,7 tỉ đồng.
Sau một thời gian xem xét, tại cuộc họp này đại diện Sở TN-MT tỉnh Quảng Ngãi vẫn khẳng định dự án nạo vét luồng cảng Sa Kỳ và nhận chìm bùn thải xuống biển Tịnh Khê hoàn toàn triển khai được tiếp.
Các đại diện khác như Cảng vụ hàng hải, Bộ đội biên phòng đều thống nhất việc nhận chìm. Đại diện Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho rằng việc nhận chìm cần giám sát nhà thầu vì dễ làm gian dối bằng cách không đổ đúng vị trí.
>>Lãnh đạo Quảng Ngãi nói gì về việc cho nhận chìm bùn thải xuống biển
Sở VH-TT-DL vẫn quan ngại
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở VH-TT-DL tiếp tục giữ quan điểm longại việc nạo vét luồng cảng Sa Kỳ và nhận chìm bùn ở biển Tịnh Khê. Trước khi ông Trí nhậm chức ở sở này, ông Nguyễn Đăng Vũ, nguyên Giám đốc Sở đã có công văn góp ý gửi Sở TN-MT và phản đối việc nạo vét, nhận chìm. Theo ông Vũ, tỉnh Quảng Ngãi đang trình UNESCO công nhận Lý Sơn và vùng biển Bình Châu và các khu vực lân cận trở thành Công viên địa chất toàn cầu. Việc nạo vét luồng cảng và nhận chìm bùn sẽ ảnh hưởng đến địa chất trong quá trình khảo sát, xây dựng đề án và ảnh hưởng đến bãi biển du lịch nổi tiếng nhất của Quảng Ngãi ở xã Tịnh Khê.
Ông Nguyễn Minh Trí cho biết quan điểm của Sở VH-TT-DL là vẫn longại vùng biển sẽ bị ô nhiễm - Ảnh: Lê Đình Dũng
“Tại cuộc họp này tôi vẫn giữ longại mà Sở từng góp ý. Nói nạo vét và nhận chìm không có tác động gì là không đúng. Chúng tôi có quyền quan ngại, còn các anh phải chứng minh cho chúng tôi”, ông Trí nói.
Phó chủ tịch Quảng Ngãi cũng đặt yêu cầu phải chứng minh việc nạo vét và nhận chìm không ảnh hưởng gì nhiều đến môi trường. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Tân, Phó giám đốc Sở TN-MT Quảng Ngãi cho rằng dự án này là của Bộ GTVT; Tổng công ty Bảo bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc là chủ đầu tư lập ĐTM và được Bộ GTVT phê duyệt, Sở chỉ tham mưu cho tỉnh các bước theo ĐTM này.
Ông Nguyễn Quốc Tân, Phó giám đốc Sở TN-MT Quảng Ngãinói Sở chỉ tham mưu cho tỉnh - Ảnh: Lê Đình Dũng
Trả lời câu hỏi của Một Thế Giới về việc ai sẽ chịu trách nhiệm nếu sau này xảy ra sự cố môi trường; Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết: “Cơ quan nào phê duyệt ĐTM thì cơ quan đó chịu trách nhiệm”.
“Tuy nhiên, Bộ GTVT đã thực hiện đầy đủ thủ tục đánh giá tác động môi trường và trên cơ sở đó UBND tỉnh cấp phép nhấn chìm vật liệu nào vét thông luồng cảng Sa Kỳ theo đúng quy định và thống nhất cho phép Tổng công ty tiến hành nạo vét và nhận chìm”, ông Minh nói thêm.
Tiếp tục cho nạo vét và nhận chìm bùn
Cũng tại cuộc họp, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bảo bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc Dương Ngọc Đức cho biết: “Việc nạo vét thông luồng là nhằm đảm bảo độ sâu âm 3,5m của luồng hàng hải vì hiện nay luồng bị sa bồi nên độ sâu không đảm bảo. Đối với vị trí dự kiến nhận chìm vật thể nạo vét thì từ trước đến nay đều đổ ra biển, trong đó 2006-2009 đổ xa 3km và năm 2013 đổ xa 5km và năm 2017 vị trí đổ cách dưới7km vàcách bãi tắm Mỹ Khê khoảng 7,5km”.
“Việc phát tán các vật liệu nhạy cảm không tác động đến các điểm du lịch và di tích. Bên cạnh đó, tính chất tác động môi trường không lớn”, ông Đức nói và đề nghị tỉnh Quảng Ngãi sớm cho triển khai dự án vì làm không kịp sẽ bị thu hồi vốn.
Ông Đặng Văn Minh thống nhất tiếp tục cho nhận chìm bùn thải xuống biển Tịnh Khê - Ảnh: Lê Đình Dũng
Trả lời việc này, ông Đặng Văn Minh cho rằngviệc tranh thủ nguồn vốn xin được để nạo vét không phải là vấn đề quan trọng; quan trọng hơn hết là phải đảm bảo môi trường, chủ đầu tư phải yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát phải giám sát kỹ việc vận chuyển bùn thải đi nhận chìm vì tàu vận chuyển là tàu miệng hở nên khi di chuyển bùn đất từ khoang nguy cơ rơi ra ngoài là rất lớn.
Theo đó, kết luận buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng ý cho chủ đầu tư tiếp tục dự án nạo vét luồng hàng hải Sa Kỳ và nhận chìm bùn thải xuống vị trí biển Tịnh Khê như giấy phép đã cấp vào tháng 10.2017.
Video: Phó chủ tịch Quảng Ngãi kết luận tiếp tục cho nhận chìm bùn thải xuống biển
Lê Đình Dũng