Uống thuốc hạ sốt, nam thanh niên bị chảy máu bao tử ồ ạt
Thông tin Y học - Ngày đăng : 15:30, 05/12/2017
Ngày 5.12, bác sĩ Cao Tấn Phước- Phó giám đốc Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) cho hay các sĩ của bệnh viện này đã áp dụng thành công phương pháp can thiệp nội mạch để cầm máu cho bệnh nhân T.P. (20 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM), bị xuất huyết bao tử ồ dạt trên nền bệnh sốt xuất huyết. Đây là ca đầu tiên mà bệnh viện này thực hiện can thiệp nội mạch cho bệnh nhân xuất huyết bao tử trên nềnbệnh sốt xuất huyết.
"Các bác sĩ ở đã sử dụng một ống thông đặt ở động mạch đùi và luồn qua để tiếp cận với nhánh của vị tá tràng – nơi bị tổn thương. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ hoàn toàn nhánh vị tá tràng này và sử dụng một loại keo sinh học để “dán kín” nơi chảy máu này.
Đến hôm nay, sau 4 ngày can thiệp bệnh nhân đã hoàn toàn khỏe mạnh, đi lại được, da hồng, ăn uống bình thường qua đường miệng. Hiện bệnh nhân chỉ chờ thêm thời gian phục hồi. Nếu không có gì thay đổi, cuối tuần này bệnh nhân có thể xuất viện”, bác sĩ Phước cho hay.
Theo người nhà của nam thanh niên này, trước đó anh P. thấy người bị sốt nên đã mua thuốc hạ sốt ở một tiệm thuốc Tây gần nhà để sử dụng. Tuy nhiên sau khi sử dụng thuốc hạ sốt được 2 ngày tình trạng sốt vẫn không giảm. Đến chiều 29.11, tình trạng sốt ngày càng nặng, anh cảm thấy đau bụng dữ dộivà bắt đầu nôn ói ra máu liên tục rồi ngất xỉu,gia đình đã chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương để cấp cứu vào sáng 30.11.
Tại đây các bác sĩđã tiến hành nội soi khẩn thì phát hiện 1 ổ loét trong dạ dày tá tràng của bệnh nhân P. đang phun máu dữ dội.
Sau khi tiến hành khai thác bệnh sử và làm các xét nghiệm các bác sĩ xác định bệnh nhân P.bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 4 và bị xuất huyết tiêu hóa nặng.
Theo bác sĩ Bùi Trần Hợp-Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng Vương-bệnh nhân P. đang bước vào ngày sốt xuất huyết thứ 4 nên tình trạng rất nặng, tiểu cầu tụt xuống còn khoảng 50.000 tiểu cầu. "Nhiều khả năng bệnh nhân P. bị xuất huyết dạ dày ồ ạtlàdo biến chứng của sốt xuất huyết. Thường biến chứng của sốt xuất huyết gây xuất huyết ở nhiều nơi, có thể xuất huyết ở niêm mạc, đường tiêu hóa, dạ dày, ruột, thậm chí ở não... gây bệnh nhân hôn mê”, bác sĩ Hợp nhận định.
Phân tích của bác sĩ Hợp cho thấy bệnh nhân P. đang bị sốt xuất huyết ở giai đoạn cao điểm, trong khi đó máu ở dạ dày lại chảy máu ồ ạt nên không thể phẫu thuật ngay để cầm máu. Trong khi đó, sốt xuất huyết của bệnh nhân này chỉ mới ở ngày thứ 4, phải đến ngày thứ 8 tình trạng sốt xuất huyết mới hồi phục để phẫu thuật cầm máu. Tuy nhiên, bệnh nhân đang chảy máu ồ ạt, nếu kéo dài thêm 4 ngày nữa, đợi sốt xuất huyết hồi phục mới mổ thì tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa.
Do đó các bác sĩ tiến hành nâng chất đông máu, nâng tiểu cầu để giúp máu ngưng chảy nhưng vẫn không thể xử lý được. “Chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ chúng tôi phải truyền đến 2 lít máu, 4 đơn vị huyết tương, hồng cầu nhưng vẫn không xử lý được tình trạng chảy máu. Sau đó, các bác sĩ tiến hành can thiệp chích nội soi để cầm máu tại chỗ nhưng tất cả đều thất bại”, bác sĩ Hợp chia sẻ.
Hồ Quang