Con trưởng GS Trần Văn Khê khẳng định vẫn duy trì tượng sáp của cha
Văn hóa - Ngày đăng : 07:22, 13/12/2017
Vào ngày 9.12 người đại diện của Công ty cổ phần Tượng sáp Việt, đơn vị thực hiện bức tượng sáp của cố GS-TSTrần Văn Khê bất ngờcó thông báo sẽ rút bức tượng này khỏi phòng trưng bày ở nhà hát Hòa Bình (TP.HCM). Quyết định được xuất phát từ việc trước đó một ngày công ty đã nhận được email của ôngTrần Quang Minh, con trai thứ của cố GSTrần Văn Khê đứng ra đại diện cho hai người em là bà Trần Thị Thủy Tiên và bà Trần Thị Thủy Ngọc yêu cầu không đượctiếp tục trưng bày tượng của giáo sư tại phòng triển lãm nữa.
Lýdo mà ba người con của GS-TS Trần Văn Khê không cho phép Công ty cổ phần Tượng sáp Việt tiếp duy trì bức tượng của cha mình ở phòng triển lãmđược ông Trần Quang Minh viết trong email có nêunhư sau:“Tạo hình gương mặt hoàn toàn không giống GS; tạo dáng ngồi đờn cò vô hồn, sai bàn tay cầm đàn; kiểu cách ăn mặc, mang guốc là trang phục mà GS Khê chưa bao giờ mặc trong các buổi thuyết trình…”.
Tuy nhiên yêu cầu trên đã không nhận được sự đồng thuận của GS-TS Trần Quang Hải, con trai trưởng của cố GS Trần Văn Khê(GS-TS Trần Quang Hải là nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, hiệnông sinh sống tại Pháp, ông cũng đã cónhiều năm đã nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn giới thiệu, quảng bá âm nhạc truyền thống của Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới). GS-TSTrần Quang Hải tuyên bố ông vẫn đồng ý cho tiếp tục trưng bày bức tượng của cha tại nhà hát Hòa Bình.
Để tìm hiểu rõ hơn tại sao cóý kiến khác biệt này, chúng tôi đã liên lạc với GS-TS Trần Quang Hải, và nhận được phản hồi của ông từ Pháp gửi vềcho biết:“Sau khi được biết phản ứng của ba người em (Trần Quang Minh, Trần Thị Thủy Tiên và Trần Thị Thủy Ngọc) về bức tượng sáp cha tôi không giống nguyên mẫu được trưng bày tại Bảo tàng Tượng sáp nghệ sĩ Việt tại rạp Hòa Bình từ vài ngày nay trên vài tờ báo Phụ Nữ, Tuổi Trẻ và Vnexpress, tôi có bổn phận phải giãi bày quan điểm của tôi với tư cách là huynh trưởng, là con trai trưởng của cố GS Trần Văn Khê về lý do tại sao tôi đồng ý cho trưng bày tượng sáp cha tôi được thực hiện vào năm 2016 và được trưng bày vào tháng 4. 2017 tại Bảo tàng Tượng sáp nghệ sĩ Việt...”
GS Trần Quang Hải cũng xác nhận: “Việc thực hiện tượng sáp cha tôi là do lời mời chính thức của chị Nguyễn Thị Diện, Giám đốc Công ty cổ phần Tượng Sáp việt qua lời gìới thiệu của em ký giả Nguyễn Thanh Hiệp trong lúc tôi trở về Việt Nam để dự lễ giỗ đầu cha tôi. Tôi ký tên và bằng lòng làm việc với công ty với tư cách nghệ sĩ để thực hiện hai tượng sáp (cha tôi và tôi) vào tháng 6.2016. Chương trình khai mạc bảo tàng tượng sáp 100 nghệ sĩ Việt được tổ chức tại rạp Hòa Bình, TP.HCM vào ngày 11.4.2017. Sự tha thiết nhiệt tình của ban quản trị công ty đã thực hiện một bảo tàng giới thiệu những gương mặt nghệ sĩ Việt đã và đang đóng góp nền nghệ thuật âm nhạc và cải lương.Đó là việc làm đáng được khen và không phải ai cũng có thể làm được…”.
Giải thích về việc vì sao bức tượng của cố GS Trần Văn Khê có những điểm khác biệt so người thật mà ông Hải vẫnquyết định cho phép tiếp tục trưng bày tại phòng triển lãm, GS-TS Trần Quang Hải nói: “Vấn đề các tượng sáp không hoàn toàn giống nguyên mẫu không phải là việc chê bai, chỉ trích. Tôi có nhiều bức tranh chân dung do các bạn họa sĩ vẽ không giống tôi chút nào nhưng tôi rất trân quý vì các họa sĩ đã bỏ công vẽ với tất cả tấm lòng”.
Cuối cùng GS-TS Trần Quang Hải khẳng định: “ Với tư cách con trai trưởng của cố GS Trần Văn Khê, tôi quyết định duy trì tượng sáp cha tôi trong phòng triển lãm như cũ trong giai đoạn hiện tại, dù rằng tượng sáp có những khuyết điểm trong khi chờ đợi ban quản trị hội đủ điều kiện để làm một tượng sáp cha tôi giống hơn.Về tượng sáp của tôi, tôi không chống đối gì hết và duy trì tượng của tôi trong phòng triển lãm như hiện nay. Trách nhiệm của sự quyết định này thuộc về tôi. Nếu những ai phản đối thì có thể nhờ luật pháp can thiệp.Tôi hoàn toàn chấp nhận những phản ứng dưới mọi hình thức”.
Liên lạc với bà Nguyễn Thị Diện, Giám đốc Công ty cổ phần Tượng sáp Việt, bà Diện cho biết: “Bức tượng sáp của GS Trần Văn Khê được thực hiện qua sự đồng ý của GS-TS Trần Quang Hải.DoGS-TSTrần Văn Khê đã mất nên việc đo đạc và lấy mẫu khuôn mặt gặp vô vàn khó khăn. Đểtạo hình của GS-TSTrần Văn Khê giống nhất có thể,các nghệ nhânphải lấy những chỉ số cơ thể của người con trai đầu là GS-TSTrần Quang Hải làm quy chiếu. Sau khi bức tượng hoàn thành, phía GS-TS Trần Quang Hải cũng đã chấp nhận. Suốt 10 tháng trưng bày chúng tôi cũng không nhận được bất cứ sự phản hồi nào từ các người con còn lại của GS Trần Văn Khê nên hơi chủ quan. Thiếu sót của chúng tôi là lúc thực hiện bức tượng của GS Trần Văn Khê mà không liên lạc với 3 người con còn lại. Tuy nhiên để đến 10 tháng sau các con của GS mới phản hồi là việc làm thiếu thiện chí với công sức và tâm huyết của chúng tôi. Nếu nhận được góp ý từ sớm, chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp nhận và chỉnh sửa. Việc gửi email đến chúng tôi song song với việc gửi email cho hàng loạtbáo chí là quá nặng nề, nếu góp ý trực tiếpmà chúng tôi không tiếp nhận thì mới nên làm như vậy...Chúng tôi làmtượng của GS-TS Trần Văn Khê bằng chính tiền bạc và công sức của mình cũngnhằm mục đích tôn vinh công lao, đóng góp ông cho nền âm nhạc nước nhà chứ không phải đểbuôn bán, kinh doanh”.
Khi phóng viên Một Thế Giớiđặt câu hỏi, cùng một lúc nhận được hai ý kiến khác nhau từ các thành viên trong gia đình của GS-TS Trần Văn Khê về bức tượng sáp, thì công ty sẽ giải quyết theo ý kiến của ai,bà Nguyễn Thị Diện trả lời: “Trước mắt vì tôn trọng ý kiến từ các con của GSTrần Văn Khê chúng tôi đã dời bức tượng về xưởng để tinh chỉnh cho giống hơn. Khi được phản hồi tích cực từ GS-TS Trần Quang Hải chúng tôi rất cảm kích. Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi kỹ với GS Trần Quang Hải để hoàn thiện bức tượng một cách tốt nhất. Việc có tiếp tục trưng bày bức tượng của cố GS-TS Trần Văn Khê ở phòng triển lãm hay không chúng tôi sẽ có thông báo trong thời gian tới sau khi bàn bạc cụ thể với GS-TS Trần Quang Hải".
Tiểu Vũ