Ấn Độ định cho phép lang băm hành nghề, bị bác sĩ phản đối
Quốc tế - Ngày đăng : 18:59, 04/01/2018
Theo Guardian, bác sĩ ở các bệnh viện tư đã tổ chức phản đối trong ngày 2.1, trong khi đồng nghiệp của họ ở các bệnh viện công đeo dải băng tang đen, để phản đối một dự thảo luật của Bộ Y tế Ấn Độ.
Dự luật này sẽ cho phép những người tự chữa bệnh và người được học những biện pháp chữa trị thay thế (còn gọi là y học dân gian) được hành nghề y học thông thường, sau khi họ trải qua một khóa đào tạo ngắn hạn (chưa quyết thời gian học kéo dài bao lâu).
Mở đường chạy cửa sau vào ngành y
Một luật tương tự đã được chính quyền bang Madhya Pradesh duyệt, cho phép bác sĩ y học dân tộc được thực hành 72 cách trị liệu sau khi được đào tạo 3 tháng.
Nhưng ông KK Aggarwal, Chủ tịch Hiệp hội ngành y Ấn Độ đã chỉ trích dự luật, nói nó sẽ “dẫn đến một đạo quân bác sĩ nửa mùa trên toàn quốc”.Ông khẳng định chính phủ đang muốn cấp phép cho bọn “lang băm”, và “nếu các “bác sĩ” này phạm sai lầm, người bệnh sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của họ, vậy thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?”.
Ông SS Uttre, Chủ tịch Hiệp hội ngành y bang Maharashtra, nói dự luật sẽ làm mất chất lượng giáo dục - y tế, và “mở ra cửa sau vào ngành y”. Ông tuyên bố: “Chúng tôi đang phản đối dự luật từ răng cho đến tận móng chân”.
Dự luật của Bộ Y tế Ấn Độ cũng đề nghị giải thể Hội đồng Ykhoa Ấn Độ (do các bác sĩ điều hành) để thay bằng một tổ chức mới do quan chức Bộ giám sát, nhằm xóa bỏ mọi cáo buộc Hội đồng này tham nhũng tràn lan.
Các tổ chức bác sĩ nói dự luật là phi dân chủ, chuyển quyền lực từ người hành nghề y cho các nhà quản lý không có kiến thức, kinh nghiệm chữa trị y tế.Họ nói sẽ chỉ quay lại làm việc, khi nào chính phủ đồng ý chuyển dự luật đến một ủy ban quốc hội để xem xét thêm.
Ông Uttre nói các bác sĩ sẽ đấu tranh để hủy bỏ đề xuất mở khóa đào tạo ngắn hạn dưới bất kỳ hình thức nào, và nếu cần thiết thì sẽ kháng nghị với Tòa án tối cao Ấn Độ.
Con nít cũng được cho phép khám chữa bệnh
Dự luật là một phần cải cách chính sách y tế, nhằm giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ trầm trọng, nhất là ở các vùng nông thôn.
Theo Guardian, dù Ấn Độ có hơn 400 trường đại học y, mỗi năm cho ra trường hàng ngàn sinh viên chất lượng cao, Ấn Độ có tỷlệ 12 bác sĩ, y tá và bà đỡ cho 12.000 dân, tức chưa bằng mộtnửa tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Mỗi năm, hàng ngàn sinh viên ngành y tốt nghiệp chỉ thích hành nghề ở Mỹ hoặc Anh, hoặc chỉ muốn có việc làm lương cao ở lĩnh vực y tế tư nhân tại các thành phố lớn như Mumbai và thủ đô New Delhi.
Kết quả là một nghiên cứu năm 2015 cho biếttoàn Ấn Độ có hơn 2.000 trung tâm y tế công lập bị thiếu bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân, và việc thiếu các bác sĩ giải phẫu, bác sĩ chuyên khoa còn trầm trọng hơn nữa.
Từ đó, nhiều người dân Ấn tìm đến các phái y học dân gian như Ayurveda, là những cách chữa được chuẩn bị dựa theo những bí kíp trong các sách xưa của đạo Hindu.
Tại bang Gujarat, chính quyền muốn giải quyết nạn thiếu bác sĩbằng cách trang bị ống nghe khám bệnh cho một số thiếu nhi, và cho phép chúng áp dụng cách chữa trị theo môn phái Ayurveda, để chữa “những bệnh nhỏ” cho các bạn cùng lớp học.
Ít nhất 65 “bệnh viện” Ayurveda đã được lập trong 3 năm qua, và dự kiến sẽ có thêm nhiều “bệnh viện” này.
Các quyđịnh thí nghiệm kỹ lưỡng các sản phẩm của môn chữa trị này đã được nới lỏng hoặc xóa hẳn, dù giới khoa học y tế đã bày tỏ sự lo ngại rằng chưa đủ chứng cứ để áp dụng môn trị bệnh ở môi trường bệnh viện.
Theo Guardian, cách chữa trị Ayurveda, môn yoga và những cách chữa bệnh dân gian khác đang được chính phủ Ấn Độ thuộc đảng Bharatiya Janata theo đạo Hindu cổ súy.
Người dân Ấn cũng tìm đến các “lang băm”, là những người tự nhận là bác sĩ nhưng chưa hề học ngành y. Khoảng 57% bác sĩ Ấn Độ bị xếp vào diện “lang băm”.
Theo một nghiên cứu năm 2014, người trị bệnh dân gian đã mở nhiều cơ sở y tế ở nhiều trung tâm y tế công lập ở vùng nông thôn, miền núi.
Để giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ, chính phủ Ấn Độ và chính quyền các bang đều đã thí điểm cấp phép cho bác sĩ phi chuyên khoa thực hiện giải phẫu dạ con hoặc gây mê.
Các nhà hoạt động xã hội cấp làng xã cùng bác sĩ “lang băm” cũng được đào tạo về chữa trị cơ bản, trong khi theo dự luật của Bộ Y tế Ấn Độ, người chữa bệnh dân gian sẽ sớm được phụ đỡ đẻ, thực hành phá thai và chữa trị một số bệnh không truyền nhiễm.
Trung Trực (theo Guardian)