Khu tự trị Nội Mông Trung Quốc thừa nhận ‘xào nấu’ số liệu kinh tế
Quốc tế - Ngày đăng : 13:16, 08/01/2018
Cụ thể, giới chức Nội Mông cho biết sản lượng công nghiệp năm 2016 của khu tự trị đã được khai cao hơn 40%, trong khi doanh thu tài chính năm cũng bị cộng thêm 26%. Với điều chỉnh này, doanh thu tài chính của Nội Mông năm 2017 là hơn 1,70 nghìn tỉNhân dân tệ, tăng 14,6% so với năm 2016.
Nội Mông là một trong những địa phương có con số phát triển kinh tế ấn tượng trong vài năm qua. Năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nội Mông được báo cáo đạt 1,86 nghìn tỉNDT (277 tỉUSD), tăng đến 7,3% so với năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 5 khu tự trị.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhtừng nhấn mạnh khu tự trị này nên đóng vai trò là lá chắn an toàn và ổn định cho biên giới phía bắc nước này, đồng thời cũng phải trở thành cầu nối cho đất nước phát triển ra hướng bắc.
Tuyên bố thú nhận khai giả số liệu kinh tế của khu tự trị Nội Mông được đưa ra sau khi giới lãnh đạo Bắc Kinh vào tháng 12.2017 vừa xác định ngăn ngừa rủi ro tài chính là một trong những ưu tiên kinh tế hàng đầu trong 3 năm tới.
Trước Nội Mông, tỉnh Liêu Ninh vào tháng 1.2017 cũng đã thừa nhận chính quyền nhiều huyện và thành phố tại đây đã ngụy tạo số liệu tài chính trong giai đoạn 2011-2014.
Tính chính xác của các số liệu kinh tế Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ vì tổng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tất cả các tỉnh cộng lại đều lớn hơn GDP quốc gia rất nhiều. Để giải quyết, chính quyền trung ương đã cam kết cải cách hệ thống thống kê bằng cách trực tiếp thu thập và tính toán GDP kể từ năm 2019.
Bên cạnh thừa nhận “tô hồng” thành tích kinh tế, chính quyền Nội Mông cũng cam kết sẽ sửa đổi và giảm các khoản vay chính phủ trong vài năm tới bằng cách cho dừng các dự án nợ nhiều. Khu tự trị lần đầu tiên xác nhận đã cho dừng dự án tàu điện ngầm trị giá 4,7 tỉUSD tại Bao Đầu, thành phố công nghiệp lớn nhất Nội Mông. Ba dự án tàu điện ngầm tại thành phố Hohhot và dự án đường sắt Hohhot - Ordos cũng gặp tình trạng tương tự.
Khoản nợ khổng lồ của các địa phương là vấn đề mà chính quyền Bắc Kinh đang rất vất vả để giải quyết. Các chuyên gia đánh giá nợ địa phương là một nguyên nhâncó thể gây ra tình trạng đổ vỡ của hệ thống tài chính và kinh tế nước này. Theo số liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc, số nợ này tính đến tháng 11.2017 đã lên đến 16,6 nghìn tỉNDT.
Trang tin Tài Tân dẫn lời một quan chức của Sở Tài chính Nội Mông cho biết kể từ năm 2017, chính quyền khu tự trị đã không đặt ra chỉ tiêu thu tài chính cho các chính quyền cấp dưới nữa và cũng loại bỏ chuyện đưa kết quả thu tài chính vào bảng đánh giá năng lực làm việc của công chức.
Tuy nhiên, theo một cán bộ tài chính cấp địa phương, “xào nấu” sổ sách tài chính không phải vì lợi ích của riêng họ. Số liệu tài chính đẹp đồng nghĩa với việc được đánh giá tín dụng tốt hơn và có thể ban hành nợ rẻ hơn.
Cẩm Bình (theo SCMP)