Thuế còn 0%, hàng ngàn mặt hàng từ Nhật Bản sẽ 'ùa' vào Việt Nam

Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 10:58, 24/01/2018

Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam áp dụng cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), có hàng ngàn mặt hàng từ Nhật Bản nhập vào Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0% ngay từ năm nay.

Cụ thể tờThanh Niên dẫnnội dung Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) cho biết,năm 2018 có 5.545 dòng thuế có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA giảm so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 51% tổng biểu thuế.

Trong đó có 456 dòng chỉ chịu thuế suất 0% vớichủ yếu là các nhóm chất béo, đường, đá xây dựng, hóa chất hữu cơ, nhựa, cao su, gỗ, bột giấy, vải, ngọc trai, sắt thép, nhôm, thiếc, dụng cụ cầm tay, máy móc thiết bị, bộ phận xe cộ, nhạc cụ...

Về mức độ giảm thuế, có 2.918 dòng có mức cắt giảm sâu từ 50-67%, 604 dòng có mức cắt giảm trung bình từ 20-45% và 1.567 dòng có mức cắt giảm ít từ 4-18%.

Bên cạnh đó, theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) giai đoạn 2018-2023, từ ngày 1.4.2018, có 3.426 dòng hàng thuế nhập về 0%, tập trung hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sắt, thép, đồng, kim loại và sản phẩm bằng sắt, thép, kim cơ bản; vải các loại, may mặc... Thanh Niên cho biết.

Nhật Bản đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2017 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản đạt gần 6,4 tỷ USD, tăng 14,3% so vớicùng kỳ năm 2016. Đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; tiếp đến nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nhóm hàng sắt thép...

Trao đổi vớiVnEconomyhồi tháng 2.2017, ông Atsusuke Kawada - Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nộicho biết, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang tận dụng VJEPA như là một lợi thế để đầu tư vào Việt Nam bởi những ưu đãi về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Phía Nhật Bản đã tổ chức các cuộc triển lãm về linh kiện, nằm trong khuôn khổ của VJEPA...

Khảo sát củaJETRO cũng cho thấy, cứ 3 doanh nghiệp Nhật Bản thì có 2 doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.Và hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, hầu hết là quy mô vừa và nhỏ.Lý do mà họ muốn mở rộng đầu tư là nhìn thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng của thị trường và khả năng tăng doanh thu.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)được ký kết ngày 25.12.2008.Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, một thỏathuậnmang tính toàn diện bao gồm các nội dung cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong VJEPAbắt đầu ngay khi hiệp định có hiệu lực từ ngày 1.10.2009và kết thúc vào năm 2026.Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Theo thỏa thuận, đến năm 2026,Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh.

A.Thư

Anh Thư