HoSE tạm ngừng giao dịch: Nhà đầu tư sẽ thiệt hại nhưng khó khởi kiện
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 15:56, 24/01/2018
Chiều 22.1, trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đã xảy ra sự cố đối với hoạt động giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Việc này dẫn tới hệ thống giao dịch không thể khớp lệnh trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
Sau đó, HoSE đã thông báo ngừng giao dịch trong ngày 23.1 và ngày 24.1 để thử nghiệm thị trường.Thời gian chính thức giao dịch trở lại hiện chưa có.
Trên thị trường chứng khoán, từ sau khi sự cố xảy ra, dòng tiền đã đổ sang HNX, UPCOM giúp hai sàn này 'bùng nổ' cả điểm số và thanh khoản.
Tự đánh giá về mức độ ảnh hưởng sau sự cố, HoSE cho rằng tất cả lệnh giao dịch tại đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng sẽ không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển, với sự việc này, thiệt hại của các nhà đầu tư là không thể tính được. Bởi lẽ, nhà đầu tư sẽ mất đi cơ hội mua, bán hàng giá như mong muốn.
Cụ thể, ông nói khi một nhà đầu tư đang cần tiền để trả nợ, hoặc mua một căn nhà đã đặt cọc nhưng không bán được cổ phiếu để có tiền thực hiện nghĩa vụ nên dẫn tới khả năng bị phạt lãi trả chậm, bị phạt thanh toán không đúng hạn… Chưa kể, nhà đầu tư còn phải trả lãi suất cao cho hàng chục ngàn tỉ đồng nằm trong hệ thống các công ty chứng khoán.
"DùHoSEcông bố khắc phục như thế nào đi nữa thì chúng ta cũng thấy rằng hệ thống phần mềm nói riêng và cả hệ thống giao dịch củasàn TP.HCM đã không đạt yêu cầu. Một hệ thống giao dịch luôn có dự phòng để khi có sự cố sẽ xử lý kịp thời nhưng HoSEđã không tính đến phương án dự phòng nên mới để tình trạng ngừng giao dịch xảy ra dài như vậy. HoSElà đơn vị tổ chứcsàngiao dịch thu phí, thì không thể nói đó là sựcố ngoài ý muốn”, ông Hiển nói.
Chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín cũng nói trong lịch sử giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng xảy ra sự cố như vậy. Tuy nhiên, việc ngưng giao dịch sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung của toàn thị trường.
Trao đổi về vấn đề này, luật sưNguyễn Văn Trường - Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng sự việc này chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư hoàn toàn có thể khởi kiện nhưnghọ phải chứng minh được thiệt hại của mình.
“Khi đặt lệnh mà không khớp lệnh được thì khách hàng sẽ không biết tương lai cổ phiếu của mình như thế nào để tính. Đây là điều rất khó cho các nhà đầu tư. Thế nhưng, trong trường hợp ởHoSE, chỉ có những người đặt lệnh vào hôm 22.1 - khi sự cố xảy ra thì mới bức xúc. Còn những người có cổ phiếu nhưng không giao dịch vào phiên hôm đógần như không bức xúc, họ chỉ không theo dõi được cổ phiếu của mình.
Sự bức xúc của những nhà đầu tư đặt lệnh nhưng không khớp lệnh là do họ có tâm lý sẽ mua được cổ phiếu rẻ nên có lời. Ngoài ra, khi giao dịch trên sàn HoSE, nhưng sàn bị sự cố khiến không thể khớp lệnh kịp thời như hợp đồng thì một số nhà đầu tư sẽ phải chịu phạt một khoản tiền nhất định như đã cam kết. Thế nhưng, vấn đề ở đây là không có căn cứ do sàn đã bị sự cố tạm ngưng giao dịch rồi. Vì vậy, khách hàng khó có căn cứ để chứng minh thiệt hại”, luật sư Trường nhận định.
Luật sư Trường cũng cho rằng, các công ty chứng khoán không thể thu phí giao dịch trong phiên 22.1. Bởi khi giao dịch không thành công thì không thể trừ phí. Đây cũng là yếu tố khiến khách hàng một lần nữa khó khăn trong việc chứng minh thiệt hại.
Phan Diệu