Đáp trả sự rút lui của Mỹ, Nga sẽ chế tạo trạm vũ trụ vĩnh cửu trên quỹ đạo Trái đất
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 13:42, 28/01/2018
Theo kế hoạch vào tháng 12 năm nay và trong năm tới, Nga sẽ phóng 3 môđun mới lên ISS: môđun thí nghiệm đa năng, môđun cụm kết nối và năng lượng, vị chuyên gia này giải thích. Nếu người Mỹ rời khỏi dự ánthì các môđun đó sẽ tách ra, và “sẽ có một trạm không gian hoàn toàn của Nga”.
Theo Pravda, ông Ivan Moiseev giải thích, trước đó đã có đề xuất thay thế những môđun lỗi thời của Nga bằng môđun dịch vụ, trước hết đó là những môđun mới. Đây là một hoạt động phức tạp, nhưng cho đến năm 2025 về mặt kỹ thuật, Nga có thể tự làm điều đó và sau đó sẽ hình thành trạm vĩnh cửu, bởi vì có thể từng bước thay đổi các môđun kết mới. Trước đây, khi trạm lỗi thời, cần phải đánh chìm trạm xuống đại dương như đã được thực hiện vớitrạm Mir và Salut. Theo ông, nếu quyết định chi tiền cho các công trình này không được thông qua trước năm 2020 thì có một lựa chọn khác để kéo dài thời hạn khai thác Trạm vũ trụ quốc tế đến năm 2028.
Đối với người Mỹ, bây giờ họ đang xem xét ý tưởng tạo ra một trạm quỹ đạo gần Mặt trăng để chuẩn bị các chuyến bay không gian tầm xa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này không hợp lý, bởi vì trên quỹ đạo gần Trái đất, việc tiến hành các chuyến bay tiếp vào vũ trụ sẽ rẻ hơn và dễ thực hiện hơn nhiều. Ông Ivan Moiseev giải thích: ngoài ảnh hưởng bức xạ thì ISS cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vũ trụ giống như trên quỹ đạo gần Mặt trăng, “nhưng thử nghiệm bức xạ trên chó thì tốt hơn thử nghiệm trên người”.
Cũng theo Pravda, tổng công trình sư của các hệ thống có người lái và các tổ hợp của Cơ quan vũ trụ Nga Roskosmos Evgenij Mikrin cho biết trạm không gian Nga có thể được chế tạo sau năm 2019 trên cơ sở 5 môđun. Trạm sẽ được thiết kế cho một đội du hành vũ trụ gồm 3 người. Trọng lượng của trạm khoảng 60 tấn, nghĩa là nặng gần 7 lần so với ISS.
Cơ sở của trạm sẽ là môđun thí nghiệm đa chức năng Khoa học, môđun Năng lượng và mô-đun cụm kết nối Prichal. Chúng được lên kế hoạch đưa vào quỹ đạo và kết nối vào phân khúc của Nga trong ISS trước cuối năm 2019. Ngay sau khi ISS chấm dứt hoạt động, trên cơ sở các môđun đó, sẽ có thể tạo ra một trạm quỹ đạo hoàn toàn của Nga.
Vũ Trung Hương