Chính phủ giải đáp nhiều thắc mắc trong Nghị định 116
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 15:12, 03/02/2018
Theo Bộ trưởng Dũng, Nghị định 116/201NĐ-CP là nghịđịnh về sản xuất lắp ráp và nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng xe ô tôđược các tổ chức quốc tế, các nhà nhập khẩu rất quan tâm và hiện nay xảy ra câu chuyện nhập xe trong tháng 1 giảm 38%. Bên cạnh đó, các cơ quan đại sứ, các tổ chức cũng đề nghị Thủ tướng xem xét chỉđạo các bộ ngành liên quan xem xét lại Nghịđịnh 116.
Bộ trưởng Dũng cho biết nghị định có 3 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là vấn đề cấp giấy chứng nhận phù hợp. Đây không phải là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà là cơ quan hiệp hội có thẩm quyền.
“Ngay cả hãng người ta sẵn sàng cấp một giấy chứng nhận cho một nhà nhập khẩu của hãng, rồi hiệp hội tùy nước đó sẽ quyết định để chứng nhận xe này là xe có nguồn gốc do 1 nhà sản xuất, để bảo đảm chất lượng, có giá trị, có trách nhiệm phải triệu hồi những xe đó nếu trong quá trình sản xuất có lỗi, để bảo đảm quyền lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng”, ông Dũng nêu.
“Ngày 10.1 vừa rồi, Bộ GTVT mới ban hành thông tư hướng dẫn. Chúng ta phải nói là việc ban hành hơi chậm cho nên các nhà nhập khẩu không biết xử lý việc đó như thế nào. Thủ tướng quyết liệt yêu cầu Bộ GTVT ban hành sớm thông tư để hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 116. Vừa qua có ban hành rồi, khi tiếp xúc với các đại sứ, các cơ quan thì chúng tôi có giải thích như vậy”, ông Dũng nói.
Vấn đề thứ hai là liên quan tới vấn đề kiểm tra, liên quan tới vấn đề kiểm tra từng lô, ông Dũng cho biết đây là vấn đềđang xem xét.
Lý do là theo Nghị định 116, nếu như trước đây một loại xe về nước chỉ phải kiểm định chiếc đầu tiên thì nay mỗi lô xe về cảng đều phải chọn ra một chiếc để kiểm định, cho dù các lô đều cùng một loại xe.
Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp phải tốn thêm rất nhiều chi phí và thời gian kiểm định xe. Rõ ràng, khách hàng sẽ phải gánh chịu khoản phí này khi doanh nghiệp luôn muốn đảm bảo lợi nhuận.
Còn vấn đề thứ 3 là vấn đềđường thử, Bộ trưởng Dũng cho biết ởđây làáp dụng cho các nhà sản xuất là cóđường thử, tức là trước khi đưa ra thị trường lưu hành thì có thử.
“Ngày hôm nay, tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng cũng giao cho Văn phòng Chính phủ cùng các bộ ngành, chúng ta hết sức xem xét để làm sao bảo đảm yêu cầu của Chính phủ, đó là bảo đảm sản xuất trong nước, nhưng vẫn phải bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế mà chúng ta đã cam kết”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh đây không phải rào cản hay hàng rào kỹ thuật và nước nào cũng sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
“Sở dĩ tại sao có việc như vậy, vì vừa qua một lô xe BMW về cảng Việt Nam. Khi các cơ quan chức năng phát hiện ra vấn đề liên quan tới thủ tục, xuất xứ của lô xe và thấy rằng lô xe đã qua sử dụng, do các nhà nhập khẩu làm những động tác gìđó mà người tiêu dùng sẽ bịảnh hưởng. Không phải là sản phẩm mới, nhưng qua kỹ thuật gìđóđể xử lý tạo ra sản phẩm như vậy thì chúng ta thấy bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Từđó các cơ quan chức năng cũng đang xử lý vấn đề này”,Bộ trưởng nói.
Ngày 16.1 vừa qua, hai hãng xe của Nhật Bản là Toyota và Honda thông báo tạm ngừng xuất khẩu sang Việt Nam từ đầu năm nay do Nghị định 116 thắt chặt kiểm tra với ô tô nhập khẩu. Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thì cho rằng yêu cầu mà Nghị định đưa ra khiến doanh nghiệp tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
Từ đầu năm đến nay, các hãng kinh doanh xeô tô nhập khẩucho biết gặp phải không ít khó khăn khi không nhập được xe về nước. Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ có 60 xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam trong nửa đầu tháng 1.2018, trong đó chỉ có 6 xe du lịch và xe dưới 9 chỗ ngồi.
Có thể nói, trở ngại lớn nhất trongNghị định 116là việc các doanh nghiệp phải có bản sao giấy chứng nhận kiểu loạiô tô nhập khẩuđược cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.
Cũng vì vậy, mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có văn bản lần 4 gửi cơ quan chức năng Việt Nam kiến nghị hoãn thực hiện quy định về việc nhập khẩu ô tô 6 tháng theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Theo VAMA, quá trình từ khi đặt hàng, sản xuất, vận chuyển xe ô tô từ nước xuất khẩu đến Việt Nam sẽ mất một thời gian dài. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô cũng cần thêm thời gian để xin giấy phép nhập khẩu xe ô tô theo yêu cầu của Nghị định 116.
“Để có giấy phép này, mỗi doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô cần phải chuẩn bị và nộp các giấy chứng nhận của nhà sản xuất nước ngoài cho việc triệu hồi, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp phụ tùng chính hãng cũng như giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp”, Hiệp hội cho biết.
Bên cạnh đó, VAMA cũng kiến nghị Chính phủ chấp nhận giấy chứng nhận của nhà sản xuất nước ngoài cho việc triệu hồi xe ô tô như một phương án thay thế cho giấy chứng nhận kiểu loại.
Lý do là Chính phủ mỗi quốc gia chỉ tiến hành kiểm tra và chứng nhận theo quy định của quốc gia đó cho các loại xe ô tô sử dụng trong nước còn xe xuất khẩu thì không thuộc đối tượng này. Vì vậy hầu hết các thành viên VAMA không thể tìm được giấy chứng nhận kiểu loại nước ngoài nào phù hợp với các thông số kỹ thuật của xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam.
Hoài Phong