Có hay không việc Grab chuyển tiền ra nước ngoài?
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 14:24, 05/02/2018
Mười tháng đầu năm 2017 đóng hơn 142 tỉ tiền thuế
Ngày 5.2, bà Nguyễn Thu An, Giám đốc truyền thông Công ty TNHH GrabTaxi cho biết: Tổng cục Thuế xác nhận Grab Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế trong 3 năm 2014-2016.Tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2017, theo thông báo số 14393/TB-CCT-KK, KTT&TH của Chi cục Thuế quận 10, TP.HCM (cơ quan quản lý thuế trực tiếp Grab) Grab đã nộp ngân sách nhà nước tổng cộng 142.355.182.448 đồng.
Theo công ty này, Grab là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam, hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành, toàn bộ giao dịch được thực hiện qua tài khoản Grab mở tại ngân hàng ở Việt Nam.
“Toàn bộ các giao dịch của Grab đều được ghi nhận chính xác, trung thực và đầy đủ thông qua hệ thống kiểm soát tự động. Tính minh bạch cũng được đảm báo thông qua việc tự động gửi thông tin của từng giao dịch tới các bên liên quan. Các thông tin được cung cấp bao gồm: thông tin về phương tiện, thông tin về tài xế, thời gian, địa điểm đón, trả khách, cước phí phát sinh, các khoảngiảm trừ, giảm cước phí theo đối tượng (nếu có)”.
Hệ thống giao dịch tự động và minh bạch của Grab cho phép cơ quan chức năngdễ dàng xác minh nghĩa vụ thuế chính xác tới từng chuyến xe, thông tin tài xế, biển số xe, lịch sử hành trình (điểm đón, điểm đến, thời gian đón khách, thời gian trả khách). Qua đợt thanh tra gần đây, chúng tôi tin rằng cơ quan thuế đã thấy được lợi ích của hệ thống giao dịch tự động trong việc xác minh nghĩa vụ thuế, thậm chí chính xác tới từng chuyến xe”.
“Kết luận thanh tra thuế hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2014-2016 cũng chỉ rõ Grab đảm bảo chế độ lưu trữ sổ sách phù hợp với quy định pháp luật và quy tắc thực hành kế toán Việt Nam.Từ tháng 1.2017, hàng tháng dữ liệu của Grab được gửi về cơ quan quản lý thuế trực tiếp theo dõi thay cho việc gửi hàng năm trước đây“, thông cáo của Grab cho hay.
Có hay không việc Grab chuyển tiền ra nước ngoài?
Về việc báo lỗ, công ty này giải thích rằng: “Doanh thu của công ty là phí kết nối cuốc xe tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng cước phí dịch vụ vận tải (trong khoảng từ 0-25%). Trong giai đoạn những năm đầu tiên kinh doanh, doanh thu của Grab được tạo ra chủ yếu được sử dụng để tái đầu tư vào hoạt động của công ty, tăng giá trị thương hiệu và nhận thức về thương hiệu cũng như nghiên cứu và phát triển. Để đạt được điều này, chúng tôi đã thành lập văn phòng nghiên cứu và phát triển tại TP.HCM vào đầu năm 2017, chủ yếu là các kĩ sư công nghệ Việt Nam tập trung nghiên cứu và phát triển những tính năng mang tới những trải nghiệm cho khách hàng”.
Về thông tin Grab Việt Nam chuyển tiền ra nước ngoài, công ty này cho rằng hoàn toàn không có cơ sở. “Như tất cả các doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ chính sách thuế, Grab còn chịu sự giám sát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại Việt Nam mà Grab mở tài khoản. Việt Nam là một quốc gia mà vấn đề quản lý ngoại hối luôn được ưu tiên thắt chặt. Việc giaodịch của chúng tôi tuân thủ đúng các quy định pháp luật về hoạt động thương mại, quản lý ngoại hối”, thông cáo cho hay.
Dịch vụ GrabTaxi có vi phạm?
Vừa qua, Grab Việt Nam đã triển khai dịch vụGrabTaxi cho một số doanh nghiệp, hợp tácxã kinh doanh taxi tại một số tỉnh, thành phố.
Công ty này cho rằng: “Trong thời gian qua đã có những thông tin sai lệch về bản chất của dịch vụGrabTaxi, gây hiểu nhầm rằng GrabTaxi là một dịchvụ thuộc Đề án thí điểmtheo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải và không được phép triển khai ngoài phạm vi thí điểm. Sự hiểu nhầm này không những đã tạo ra rào cản rất lớn đối với các Sở Giao thông vận tải và các doanh nghiệp taxi trong quá trình làm việc và hợp tác với Grab Việt Nam, mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hợp pháp của Grab Việt Nam và các đối tác của chúng tôi”.
Theo Grab Việt Nam: “GrabTaxi là một trong những dịch vụđược tích hợp trong ứng dụng Grab, đã được đăng ký với Bộ Công Thương, là ứng dụng sàn giao dịchthương mại điện tử có phạm vi hoạtđộng trên toàn quốc và được vận hành hoàn toàn hợp pháp theo quy địnhcủa Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử”.
“Dịch vụ GrabTaxi cung cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh taxi thêm một phương thức kết nối thuận tiện giữa hành khách với tài xế taxi, bên cạnh các phương thức kết nối trực tiếp và gọi tổng đài. Dịch vụ này không can thiệp vào giá cước cũng như cách vận hành, quản lý xe và tài xế của các đơn vị taxi. Giá cước hiển thị trên ứng dụng Grab chỉ là ước tính để hành khách tham khảo, căn cứ trên giá cước của các đơn vị taxi và dự kiến quãng đường di chuyển. Khách hàng vẫn trả số cước được hiển thị trên đồng hồ tính cước của xe taxi, theo đúng quy định tại Điều 6 Nghị đinh 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô”.
“Tại các địa phương mà Grab Việt Nam triển khai dịch vụ GrabTaxi, chúng tôi thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh taxi đã được các Sở Giao thông vận tải địa phương cấp phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi”.
Về việc triển khai thí điểm xe hợp đồng điện tử (dich vụ GrabCar) theo Ouyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải; Grab Việt Nam khẳng đinh luôn tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các quy định tại Quyết định trên.
“Chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ GrabCar cho các đơn vị vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và phương tiện của các đơn vị đó có phù hiệu “xe hợp đồng” cấp bởi Sở Giao thông vận tải của các tỉnh, thành phố nằm trong phạm vi thí điểm. Chúng tôi không cung cấp dịch vụ GrabCar cho các đơn vị vận tải và phương tiện tại các địa phương không thuộc đề án thí điểm”.công ty này cho biết.
Bài, ảnh: Lê Đình Dũng