Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung đại án Phạm Công Danh - Trầm Bê

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 10:52, 07/02/2018

Do còn nhiều vấn đề cần điều tra bổ sung, làm rõ, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.

Sáng 7.2, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh (Nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) và các đồng phạm theo dự kiến sẽ tuyên án. Tuy nhiên, sau nhiều ngày nghị án, HĐXX quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung nhiều tình tiết chưa được làm rõ trước đó trong quá trình điều tra cũng như qua phần xét hỏi, tranh luận tại tòa.

Trước đó, phát biểu quan điểm luận tội,VKS đề nghị tuyên Phạm Công Danh 20 năm tù, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng) 13-15 năm tù, Trầm Bê(nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) 5-6 năm tù, Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 11-13 năm tù. Còn 42 bị cáokhác là giám đốc các công ty "ma", giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng bị đề nghị từ 2-7 năm tù và cho hưởng án treo.

HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung 6 điều như sau:

Một, các bị cáo nguyên là cán bộ của BIDV và TP Bank phủ nhận việc quen biết Phạm Công Danh và không biết mục đích sử dụng tiền vay của nguyên chủ tịch VNCB.

Hai là, ông Trầm Bê và Phan Huy Khang cho rằng mình làm đúng quy định về cho vay đối với khoản vay của ông Danh với Sacombank. Hai bị cáo cho rằng ông Danh vay tiền của cả TP Bank và BIDV, nhưng chỉ họ là ở cấp lãnh đạo cao nhất bị truy tố, các các lãnh đạo khác thì không.

Qua đó HĐXX cho rằng cần điều tra làm rõ để đánh giá toàn diện, khách quan toàn bộ vụ án, không để lọt người, lọt tội.

Ba là, các bị cáo là nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định, qua quá trình thẩm vấn, tranh tụng, cả HĐXX và VKS xác định đây là hành vi vi phạm các quy định của luật Tổ chức tín dụng nên cần làm rõ hơn.

Bốn là, làm rõ việc có hay không ông Phạm Công Danh có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản để dùng tiền tăng vốn điều lệ, trả nợ cho nhân viên, các khoản vay của cá nhân ông Danh.

Năm là, VKS đề nghị thu hồi hơn 6.100 tỉ đồng từ 3 ngân hàng liên quan đến vụ án là BIDV, TP Bank và Sacombank. Cần xem xét khoản tiền 4.500 tỉ đồng vay từ BIDV, dòng tiền này đi đâu và được sử dụng như thế nào.

Cần làm rõ tính chính xác của số tiền 6.100 tỉ đồng, bởi đây là tang vật của vụ án. Cần xác định rõ để căn cứ thu hồi số tiền nói trên hợp lí, chính xác để khắc phục hậu quả vụ án.

Cuối cùng là, Phạm Công Danh đề nghị xem xét số tiền 4.500 tỉ đồng vay từ BIDV để tăng vốn điều lệ cho VNCB. Ông Danh và luật sư cho rằng số tiền này để tăng vốn điều lệ và hòa vào dòng tiền VNCB (CB Bank hiện tại) nên không phải là thiệt hại của vụ án. Tài liệu Ngân hàng Nhà nước ghi nhận bút toán được thực hiện đúng quy định.

Theo cáo trạng, ông Phạm Công Danh khi cần tiền sử dụng mục đích cá nhân đã chỉ đạo nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do mình thành lập hoặc mượn pháp nhân để lập hồ sơ khống vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TP Bank, BIDV. Để đảm bảo cho các khoản vay, ông Danh dùng nhiều bất động sản ở Đà Nẵng để thế chấp, quan trọng hơn, nguyên chủ tịch VNCB dùng các khoản tiền gửi liên ngân hàng của VNCB để đảm bảo khoản vay. Khi đến hạn tất toán hay bị các ngân hàng cho vay buộc tất toán trước thời hạn, chính những khoản tiền gửi liên ngân hàng của VNCB bị cấn trừ gây thiệt hại nghiêm trọng.

Giai đoạn hai vụ án, VNCB được xác định thiệt hại hơn 6.100 tỉ đồng. Trong đó phải kể đến khoản vay 4.500 tỉ đồng từ BIDV dù hồ sơ vay chưa đầy đủ, qua đó gây ra thiệt hại hơn 2.550 tỉ đồng cho VNCB. Cũng bằng cách làm tương tự, ông Danh chỉ đạo thuộc cấp vay hàng nghìn tỉ khác từ TP Bank và Sacombank khiến VNCB thiệt hạigần 4.000 tỉ đồng.

HĐXXyêu cầu điều tra bổ sung 6 điều như sau:

Một, các bị cáo nguyên là cán bộ của BIDV và TP Bank phủ nhận việc quen biết Phạm Công Danh và không biết mục đích sử dụng tiền vay của nguyên chủ tịch VNCB.

Hai là, ông Trầm Bê và Phan Huy Khang cho rằng mình làm đúng quy định về cho vay đối với khoản vay của ông Danh với Sacombank. Hai bị cáo cho rằng ông Danh vay tiền của cả TP Bank và BIDV, nhưng chỉ họ là ở cấp lãnh đạo cao nhất bị truy tố, cáclãnh đạo khác thì không. Qua đó HĐXX cho rằng cần điều tra làm rõ để đánh giá toàn diện, khách quan toàn bộ vụ án, không để lọt người, lọt tội.

Ba là, các bị cáo là nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định, qua quá trình thẩm vấn, tranh tụng, cả HĐXX và VKS xác định đây là hành vi vi phạm các quy định của luật Tổ chức tín dụng nên cần làm rõ hơn.

Bốn là, làm rõ việc có hay không ông Phạm Công Danh có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản để dùng tiền tăng vốn điều lệ, trả nợ cho nhân viên, các khoản vay của cá nhân ông Danh.

Năm là, VKS đề nghị thu hồi hơn 6.100 tỉ đồng từ 3 ngân hàng liên quan đến vụ án là BIDV, TP Bank và Sacombank. Cần xem xét khoản tiền 4.500 tỉ đồng vay từ BIDV, dòng tiền này đi đâu và được sử dụng như thế nào. Cần làm rõ tính chính xác của số tiền 6.100 tỉ đồng, bởi đây là tang vật của vụ án. Cần xác định rõ để căn cứ thu hồi số tiền nói trên hợp lí, chính xác nhằmkhắc phục hậu quả vụ án.

Cuối cùng là, Phạm Công Danh đề nghị xem xét số tiền 4.500 tỉ đồng vay từ BIDV để tăng vốn điều lệ cho VNCB. Ông Danh và luật sư cho rằng số tiền này để tăng vốn điều lệ và hòa vào dòng tiền VNCB (CB Bank hiện tại) nên không phải là thiệt hại của vụ án. Tài liệu Ngân hàng Nhà nước ghi nhận bút toán được thực hiện đúng quy định.

Hồ Đông

Hồ Đông