Chuyện giữ hồn quê ngày tết ở Sài Gòn của một gia đình gốc Bắc
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 03:36, 14/02/2018
Heo nuôi trong vườn nhà ở Củ Chi, từ sớm đã được ông Khải chở về Sài Gòn. Thanh niên trai tráng trong nhà nhận nhiệm vụ mổ heo, xẻ thịt. Đàn bà thìxúc nếp cái hoa vàng đi ngâm nước, chuẩn bị lá dong, lạt, đậu xanh... cho việcgói bánh chưng.
Ông Khải cho biết: "Tôi từ Bắc vào lập nghiệp ở Nam đã 28 năm. Mỗi dịp Tết đến, tôi vẫn giữ hết những nét quê của vùng quan họ Bắc Ninh. Con cái đang du học ở nước ngoàicũng phải về sum họp gia đình, tề tựu mổ lợn, làm bánh mứt, dưa kiệu,gói bánh chưng. Tất cả những tập tục đón tết ngoài quê đều hiện diện ở nhà tôi trongnhững ngày này".
Rộn rã giọng Bắc trong căn nhà ấm cúng giữa Sài Gòn. Ông Khải cho biết "đặc sản" của gia đình mình: "Trong căn nhà này, mọi người không được nói giọng pha, phải nói giọng Bắc chuẩn. Dù các con tôi sinh ra ở đây, đi du học nước ngoài, cũng phải giữ đượcgiọng Bắc".
"Hồn tết quê" tại nhà ông Quốc Khải chiều 28 tết
Mẹ ông Khải, bà Đỗ Thị Cuối năm nay đã 84 tuổi, ngồi gói bánh chưng bên dâu hiền vàconcháu. Bà có cả thảy 7 người con (3 trai, 4 gái), đều thành đạt. Mỗi độ Tết về, bà ưu tiên lần lượt đếnnhà của 3 người con trai, phụ con gói bánh. Thấy người cháu trai bỏ thịt vào khuôn bánh hơi ít, bà Cuối nhắc bỏ thêm. Bà cười tủm tỉm, lấp lánh hàm răng nhuộm màuđen tuyền: "Cháu bỏ thịt ít, mang bánh đi biếu người ta chê bà gói không chất lượng. Người ta cười bà đấy".
Trong khi ngày tết đang dần mai một, không khí không còn xôm tụ thì tại căn nhà này, Tết vẫn trọn vẹn cái hồn của nó. Gia đình đầm ấm, sum vầy, náo nức chờ thời khắc tiễn năm cũ, đón năm mới nhiều hy vọng.
Dù đã thành đạt, ông Khải xúc động nhớ về cái tết quê cách đây 40 năm: "Ngắm mẹ tôigói bánh chưng lại nhớ cảm giác Tết của hơn 40 năm về trước.Khi đếm từng cái bánh, để ý dùngbao nhiêu phần thịt lợn để biết năm nay nhà mình ăn tết có tokhông? Cảm giác nôn nao nghe pháo giao thừa, cảm giác ngượng ngùng nhưng đầy sungsướng khi mặc áo mới sáng mùng 1 Tết mấy ai quên được.
Tết ngày xưa như một điều ước ao, vì Tết đến trẻ con mới có được những món đồ chơi, được cảm nhận những hương vị mà cả năm mong chờ. Bây giờ những ai chưa từng trải qua nghe tưởng như một câu chuyện cổ tích…
Tết với trẻ con ngày ấy là vậy, nhưng khi lớn lên, tôi mới thấu hiểu bố mẹ đã phải khổ cực, tần tảo và giấu những lo toan để cho 7 đứa con hưởng được một cái tết đủ đầy, vui vẻ. Nhớ tết xưa, nhớ huơng vị tuyệt vời của thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, tôi cảm nhận rõ ràng nhất tình yêu thương và sự hy sinh của bố mẹ".
Xem thêm một số hình ảnh:
Con cháu quây quần, tết đã về đến ngõ
Lợn nuôi đã được xẻ thịt từsáng, phục vụ cho việc góibánh chưng xanh
Thịt dùng làm nhân bánh chưng. Thịt nằm trong lá dong, ninh dưới lửa, sẽhòa quyện với nếp, đậu xanh làm cho vị bánh thêm đậm đà, béo ngậy
Nếp cái hoa vàng dùng để góibánh
Lá dong mua ở chợ Ông Tạ, đượcbày khắp khu nhà bếp
Tỉa lá dong trước khi cho vào khuôn bánh
Xếp lá dongvào khuôn gỗ
Bà Đỗ Thị Cuối dù 84 tuổi, tay vẫn thoăn thoắt, liên tụcđổ nếp, đậu, thịt vào khuôn lá
Công đoạn cột dây lạt
Mẹ gói bánh, con thích thú ngồi quan sát
Tay cột bánh cần phải dùng lực vừa phải nhưng dây lạt vẫn đủ bó chặt phần bên dưới lá. Nếu chặt quá nếp sẽ không nở bung, bánh không ngon. Dây lỏng,bánh sẽ nhão
Trẻ nhỏ quây quần, rộn tiếng cười trong căn nhà ấm cúng ngày cận tết
Chồng bánh tăng dần...thịt, đậu, nếp vơi dần
Nếp cái hoa vàng được tiếpthêm. Công việc gói bánhvẫn tiếp tục...
Kiểm tra lại những chiếc bánh, trước khi mang đi nấu
Ông Quốc Khải quay lại cảnh đầm ấm, sum vầy củagia đình mình
Bài và ảnh: Dương Cầm