Doanh nghiệp phân bón đừng xem thuế tự vệ là ‘đũa thần’
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 12:20, 15/02/2018
Sau một thời gian điều tra việc bán phá giá phân bón trên thị trường, ngày 19.8.2017, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn.
Biện pháp tự vệ tạm thời được áp dụng trong khoảng thời gian không quá 200 ngày kể từ ngày có hiệu lực. Biện pháp này sẽ chấm dứt vào ngày 6.3.2018 hoặc Bộ Công Thương có quyết định áp thuế tự vệ chính thức. Thời điểm này đang tới rất gần.
Không thể áp dụng lâu dài
"Phân bón giá rẻ sẽ giúp cho ngành sản nông nghiệp phát triển ổn định, khi ngành nông nghiệp phát triển thìthị trường phân bón cũng có tiềm năng phát triển mạnh hơn. Người nông dân và cả doanh nghiệp sản xuất đều được lợi", ông Thịnh nói.
Nhưng về lâu dài, chuyên gia này cho rằng không thể tiếp tục áp thuế tự vệ với mặt hàng phân bón mãi, bởi vì việc áp thuế tự vệ chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước ở một khoảng thời gian nhất định, về lâu dài, các doanh nghiệp này phải thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
“Nếu bản thân các doanh nghiệp trong nước không chịu thay đổi mà xem thuế tự vệ như "đũa thần" thì đó là quan điểm rất sai lầm. Về lâu dài, có thể họ sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào hàng nhập khẩu hoặc thua doanh nghiệp FDI ngay trên sân nhà”, ông Thịnh nói.
Cần cơ chế áp VAT phù hợp
Cũng theo chuyên gia này, cần phải có cơ chế áp thuế VAT phù hợp. Nếu không tính toán cẩn thận thì vô tình khi áp dụng biện pháp tự vệ sẽ làm khó doanh nghiệp trong nước.
Ông Thịnh nêu ví dụ, hiện có sự khác nhau giữa mức thuế VAT 0% và không phải chịu thuế VAT. Một khi nằm trong danh mục chịu thuế VAT (0% hay 5%), doanh nghiệp vẫn là đối tượng chịu thuế nên phải kê khai thuế VAT đầu ra và được hoàn thuế VAT đầu vào.
Nếu thuế VAT giảm từ 5% còn 0%, doanh nghiệp có thể giảm giá bán phân bón cho người tiêu dùng 5%. Nhưng với quy định phân bón không phải chịu thuế VAT, cả doanh nghiệp và nông dân đều thiệt bởi doanh nghiệp không được khấu trừ thuế VAT đầu vào và buộc phải tính vào giá thành sản phẩm, đẩy giá phân bón lên cao nên rất khó có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Khi đó, sản phẩm nhập khẩu mới được lợi chứ không phải doanh nghiệp sản xuất trong nước được lợi.
Theo đó, việc tăng thuế cũng lại gây tác động ngược tới người tiêu dùng. Vì thế các cơ quan quản lý cần phải có tính toán thận trọng, hoặc phải đưa ra những giải pháp bù trừ lợi ích phù hợp nhằm bảo đảm được lợi ích cho người tiêu dùng.
Coi chừng khó càng thêm khó
Vẫn trong cuộc trao đổi với Một Thế Giới, ông Đinh Trọng Thịnh cho hay ngành sản xuất phân bón trong nước sẽ bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việc thực hiện cơ chế bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sẽ đồng thời bảo vệ cho các doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, vấn đề là khi được hưởng cơ chế bảo hộ như vậy thì doanh nghiệp trong nước có tận dụng và vươn lên được không hay sẽ tiếp tục bị doanh nghiệp FDI lấn lướt?
"Ngành phân bón trong nước còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng thì nghèo nàn, lạc hậu. Trong khi nhìn sang khu vực FDI, họ đang là những nhà đầu tư trưởng thành, có nền tảng phát triển thuận lợi hơn, nguồn đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại... Vì vậy, khả năng doanh nghiệp nội khó càng thêm khó”, ông Thịnh nói.
Ngoài việc phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, bản thân các doanh nghiệp nội cũng phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp FDI trong nước. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực của chính mình.
Áp thuế tự vệ chỉ là biện pháp tình thế
Nói trên trên tờVnEconomy, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng đánh giá, áp thuế tự vệ thương mại là tình thế. Muốn giải quyết triệt để vấn đề lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông dân thì phải sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Vì áp dụng theo luật này đã vô tình làm các sản phẩm phân bón nhập khẩu đã rẻ càng rẻ hơn.
Thực tế đang có sự khác nhau giữa mức thuế VAT 0% và không phải chịu thuế VAT. Một khi nằm trong danh mục chịu thuế VAT (0% hay 5%), doanh nghiệp vẫn là đối tượng chịu thuế nên phải kê khai thuế VAT đầu ra và được hoàn thuế VAT đầu vào.
Nếu thuế VAT giảm từ 5% còn 0%, doanh nghiệp có thể giảm giá bán phân bón cho người tiêu dùng 5%. Nhưng với quy định phân bón không phải chịu thuế VAT, cả doanh nghiệp và nông dân đều thiệt bởidoanh nghiệp không được khấu trừ thuế VAT đầu vào và buộc phải tính vào giá thành sản phẩm, đẩy giá phân bón lên cao nên rất khó có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Ông Thúycho rằng, có thể thực hiện hai giải pháp song song vừa thực hiện giảm VAT về 0% và đồng thời hai nhà máy sản xuất DAP của Việt Nam phải nghiên cứu nâng chất lượng sản phẩm, như vậy, cả doanh nghiệp và người nông dân mới có lợi ích…