Vẫn còn nhiều trung tâm thương mại 'bánh vẽ' như Parkson Lê Đại Hành
Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 14:32, 08/03/2018
Đơn cử như Thuận Kiều Plaza (Q.5), dù tọa lạc tại khu vực sầm uất nhất quận, gần khu Chợ Lớn với 4 mặt giáp nhữngđường lớn nhưng hoàn toàn vắng bóng người. Sau nhiều năm kinh doanh thất bại, Thuận Kiều Plaza mới đây đã bị bán lại cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đổi tên thành The Garden Mall…
Kể từ khi đó, có thể nói trung tâm thương mại này mới bắt đầu “hồi sinh” khi các thương hiệu bán lẻ, ẩm thực quay trở lại. Không khí mua bán sôi động đang dần thế chỗ cho cảnh đìu hiu trước đây và giá thuê mặt bằng thương mại cũng bắt đầu tăng lên.
Tương tự là Union Square, dù sở hữumặt tiền đường cực kỳ đắt đỏ tại Q.1 nhưng trung tâm thương mại này lại gần như im hơi lặng tiếng trong cả năm qua. Nguyên nhân làchủ sở hữu (cũng là Vạn Thịnh Phát) quyết định đóng cửa để tái thiết kế nhằm thu hút các thương hiệu bán lẻ.
Các trung tâm thương mại lớn khác như Hùng Vương Plaza, An Đông Plaza, Diamond Plaza, Lotte Mart... cũng đang rơi vào tình trạng kinh doanh không mấy thuận lợi. Khách tới đây chủ yếu tập trung tại khu vui chơi, ăn uốngcòn khu vực bán các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng cao cấp đều rất vắng khách.
Đáng chú ý, trong khi các trung tâm thương mại hiện hữubuôn bán khó khăn, ế ẩm thì hàng loạt trung tâm thương mại mới vẫn tiếp tục được xây dựng ở các khối đế của nhiều dự án nhà ở, từ cao cấp đến bình dân.
Theo CBRE Việt Nam, tính chung cho năm 2017toàn thị trường có đến 7 dự án với 74.183m2, nâng nguồn cung bán lẻ hiện hữu tại TP.HCM lên 820.840m2. Dự kiếntừ nay đến2020, thị trường bất động sản thành phốsẽ có khoảng 13 trung tâm thương mại được đưa vào vận hành, cung cấp thêm tới 638.082m2 diện tích cho thuê.
Bà Đỗ Thị Loan -Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, hiện naymỗi tòa nhà là một trung tâm thương mại, thậm chí trên là khách sạn, dưới cũng là trung tâm thương mại. Việc đầu tư hàng loạt dự án căn hộ có đế thương mại là không phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Trong khi đó, chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh lại nói rằng nguyên nhân khiến các chủ đầu tư đều muốn có trung tâm thương mại dưới khối đế của mỗi dự án nhằm dễ dàng bán hàng.
“Hiện thị trường có rất nhiều trung tâm thương mại đang mở rộng sự hiện diện tại những khối đế của nhiều dự án nhà ở. Thế nhưngxét ở góc độ của các chủ đầu tư, việc có thêm trung tâm thương mại giống như có thêm một tiện ích như hồ bơi, shophouse, trường học hay siêu thị.
Ở góc độ của người khai thác trung tâm thương mại thì họ có thể thua lỗ và ngưng khai thác. Thế nhưng, ở phía chủ đầu tư, họ có thể cho người khác vào thuê nếu chủ trước bị thua lỗ. Đây là nguyên nhân khiến nhiều chủ đầu tư cho trung tâm thương mại thành tiện ích để giúp dự án dễ bán hàng và tăng giá bán”, ông Chánh nhận định.
Năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 129 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm trước đó. Tuy nhiên, việc trung tâm thương mại Parkson Lê Đại Hành vừa đóng cửa cũng là lời cảnh tỉnh cho hàng loạt trung tâm thương mại “bánh vẽ” đang tiếp tục được xây dựng hoặc đưa vào các dự án mới.