Những thói quen xấu hủy hoại hôn nhân của bạn

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 10:23, 12/03/2018

Sau khi kết hôn, với nhiều đôi, việc duy trì tình yêu và hạnh phúc tưởng dễ mà thật khó khăn. Nhiều người nghĩ vợ chồng chỉ cần sống với nhau chân thành là đủ, nhưng ngược lại, có những thứ không phá vỡ hôn nhân nhưng nó có thể là tác nhân tăng mâu thuẫn nếu bạn không để ý.

Coi trọng các phương tiện truyền thông xã hội hơn giao tiếp thực sự

Điều này có thể là một vấn đề lớn, đặc biệt là với các cặp vợ chồng trẻ. Khi thấy cần phải thảo luận một vấn đề gì đó, bạn nhắn tin hoặc chat thay vì nói chuyện trực tiếp. Nói chuyện trên Facebook không thể giống giao tiếp thực sự. Đăng nhập Facebook, Pinterest, hoặc Twitter khi bạn ở bên cạnh người bạn đời của mình thực sự là một lựa chọn tồi.

Ít nói chuyện trực tiếp với nhau

Có rất nhiều gia đình dựa vào thiết bị công nghệ số mà quên đi điều cơ bản rằng việc duy trì nói chuyện trao đổi mỗi ngày vô cùng quan trọng, giúp cả hai thêm gần gũi. Hiện nay nhiều người cứ có bất cứ việc gì là nhấc điện thoại lên gọi sẵn, thậm chí trong bữa ăn cả gia đình ai cũng chăm chú vào màn hình TV hoặc ăn uống xong thì bố xem TV, mẹ ôm máy tính, các con nghịch điện thoại, máy tính bảng. Lạm dụng công nghệ số khiến chúng ta khó có cơ hội hiểu nhau hay bày tỏ những cử chỉ quan tâm chăm sóc trực tiếp.

Nói chuyện tiền bạc suốt cả ngày


Tiền là quan trọng. Nhiều cặp vợ chồng không nói gì về tiền bạc, đến khi vấn đề được phát hiện thì đã quá muộn. Ngược lại, lúc nào cũng nói đến tiền thì cũng chẳng hay. Nếu người bạn đời nghĩ rằng bạn đang nói về tiền bạc quá nhiều thì bạn cần phải chú ý. Phải chăng bạn đang bị ám ảnh về tài chính gia đình? Kế hoạch tài chính là rất quan trọng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhưng cứ nói dai dẳng về tài chính không phải là cách để đi đến hạnh phúc.

Để gia đình hai bên kiểm soát cuộc hôn nhân của mình

Điều này có thể là một vấn đề lớn. Bạn và người bạn đời mới là gia đình chính của bạn lúc này. Bạn cần phải thảo luận với bố mẹ hai bên và thiết lập một giới hạn nhất định giữa đại gia đình hai bên với gia đình nhỏ của bạn.

Nếu gia đình hai bên có những thói quen, lối sống và truyền thống khác nhau, bạn cần phải thương lượng với nhau trước, sau đó đưa ra một phong cách thống nhất cho gia đình của bạn. Việc gần gũi với bố mẹ và anh chị em của người bạn đời là rất quan trọng nhưng không cần phải hy sinh cuộc hôn nhân của bạn.

Than phiền với bạn bè

Đây là một thói quen cực kỳxấu và nhiều trường hợp có thể đẩy cuộc hôn nhân của bạn đến bên bờ tan vỡ. Nói xấu không chỉ chứng tỏ bạn đang không hài lòng, không hạnh phúc mà còn khiến nguời ấy bị tổn thương sâu sắc nếu như vô tình biết được. Kể cả khi bạn nói chỉ do quen miệng thì người nghe cũng có đánh giá không hay về người bạn đời của bạn hoặc mối quan hệ của cả hai.

Có “quỹ riêng”

Sau khi kết hôn, thông thường hai vợ chồng sẽ công khai về tài chính và chia sẻ mọi khó khăn với nhau vì cả hai sẽ cùng chung quyền lợi và trách nhiệm khi kết hôn. Nếu người bạn đờibiết bạn lập “quỹ riêng”, họ sẽ cảm thấy khó chịu vì không biết bạn sẽ sử dụng nó với mục đích gì.

Đa số các bà vợ sẽ lo chồng lập quỹ đen để cho người phụ nữ khác còn các ông chồng thì sợ vợ lập quỹ để cho tiền bên ngoại. Lập “quỹ riêng” thường là biểu hiện của sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và bạn chỉ nên làm điều đó khi đứng trước ngưỡng cửa ly hôn, cần phải chuẩn bị tài chính cho cuộc sống của mình.

Ít quan tâm đến nhau

Sau kết hôn, từ chuyện đối nội, đối ngoại đến công việc rồi con cái đã chiếm gần hết thời gian của hai vợ chồng, vì vậy mỗi người thường có xu hướng ít dần sự quan tâm đến người kia. Thói quen này lâu dần sẽ làm cho cả hai trở nên bị động và cuộc hôn nhân sẽ tẻ nhạt. Nhiều người nghĩ rằng kết hôn rồi sẽ không còn giống như hồi mới yêu nữa, nhưng học cách “tán tỉnh” nhau hoặc đôi khi tạo những điều bất ngờ, lãng mạn là cách làm mới tình cảm dễ dàng và giúp cho cuộc hôn nhân bền vững hơn.

Kiểm soát 'nửa kia'

Từ việc liên tục hỏi han người kia đi đến mấy giờ mới về tới chuyện thường xuyên gọi điện, nhắn tin dò la sẽ làm cho vợ/chồng cảm thấy mệt mỏi. Sau kết hôn, mỗi người cần có không gian riêng và họ bạn bè. Bạn không nên kiểm soát họ mà thay vào đó có thể phân tích cho họ hiểu những hậu quả có thể xảy ra nếu đi chơi quá khuya, có nhiều bạn bè khác giới… Sự tôn trọng trong hôn nhân làđiều rấtcần thiết, thay vì việc kiểm soát họ như khí thở thì hãy làm cho họ tự nguyện trở về gia đình với tâm lý thoải mái và vui vẻ nhất.

Xin lỗi thay vì thỏa hiệp

Nếu bạn đang xin lỗi quá nhiều, liệu người bạn đời của bạn có bị lạm dụng? Nếu bạn đã thường xuyên phải xin lỗi trước khi bạn bắt đầu cuộc hôn nhân này, thì có thể lòng tự trọng của bạn có vấn đề. Dù sao, bạn cũng nên thay đổi và đừng để mình lúc nào cũng phải nói lời xin lỗi. Bạn cũng cần phải tìm hiểu cách giữ vững lập trường khi lập trường của bạn là đúng đắn. Lời xin lỗi có thể là một điều tốt, là một cách để hàn gắn những rạn nứt nhỏ giữa hai người nhưng nó sẽ chẳng là gì nếu tất cả chỉ là một chiều.

Bỏ quên những dấu hiệu nhỏ của tình yêu

Những dấu hiệu nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng to lớn. Cảm xúc, sự âu yếm, sự lịch sự... chính là những chất xúc tác cho hạnh phúc thăng hoa, khiến mọi thứ suôn sẻ hơn. Hãy thử một chút ngọt ngào với người bạn đời và bạn sẽ thấy những gì xảy ra. Tất cả đều dễ dàng hơn.

Tịnh Khuê (TH)

Thùy Vân