Nhà đầu tư Pháp muốn xây khu phức hợp cảng nước sâu 6 tỷ USD tại Sóc Trăng
Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 09:13, 14/03/2018
Báo Giao thông dẫn lạilời ông Trần Văn Chuyện -Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tại cuộc làm việc với Bộ trưởngGTVT Nguyễn Văn Thể ngày 12.3, cho biếttỉnh này đã nhận được văn bản của một số nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư cảng biển nước sâu tại Sóc Trăng
Trong đóTập đoàn International Development Consortium (ILDC) đến từ Phápnổi lên là một nhà đầu tư có ý tưởng tốt, có tiềm năng thực hiện dự án.
Nhà đầu tư Pháp đã đề xuất đầu tư khu phức hợp cảng biển nước sâu Mekong ILDC với tổng mức đầu tư khoảng 136.500 tỉđồng (khoảng 6 tỷ USD)gồm cụm cảng biển (quy mô 200.000 DWT), khu dịch vụ cảng và khu đô thị, công nghiệp gắn liền với cảng,nhu cầu sử dụng đất khoảng 6.000 ha.
Cụ thể, quy mô cụm cảng biển 4.000 hagồm 2.000 ha mặt nước để xây dựng cầu cảng và 2.000 ha khu vực chuyển tải hàng hóa, neo đậu tàu; khu vực bãi trên bờ 500 ha; khu đô thị, công nghiệp 1.500 ha. Nhà đầu tư cam kết tiến độ thực hiện khảo sát, thiết kế, phê duyệt dự án trong 18 tháng; xây dựng cảng và khu khai thác nội địa trong vòng 7 năm và hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2026.
Dự án đầu tư xây dựng cảngnước sâu Trần Đề không chỉ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Sóc Trăng mà còn tạo động lực phát triển cho toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do đó ông Trần Văn Chuyện kiến nghị Bộ GTVT quan tâm, chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành thủ tục để bổ sung cảng nước sâu Trần Đề vào quy hoạch nhóm cảng loại IA, đồng thờiủng hộ chủ trương để nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu dự án.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng khẳng địnhBộ GTVT sẽ có văn bản báo cáo để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung cảng nước sâu Trần Đề vào quy hoạch cảng biển loại 1A.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị Sóc Trăng cần khẩn trương đề xuất bằng văn bản chính thức với Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT về việc bổ sung quy hoạch cảng nước sâu Trần Đề vào quy hoạch nhóm cảng loại 1A và phải sớm hoàn thiện báo cáo về quá trình nghiên cứu cảng nước nước sâu Trần Đề từ trước đến nay, chuẩn bị hồ sơ cho các bộ ngành liên quan xem xét.
Trước đó Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương bổ sung cảng biển Trần Đề vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, đồng thời chỉ đạo ưu tiên vận động vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện dự án. Theo quy hoạch thì cảng biển loại 1A ở phía Bắc có Lạch Huyện, phía Nam có Cái Mép - Thị Vải, miền Trung có hai cảng tiềm năng là Liên Chiểu và Vân Phong.
Có thể nóiViệt Nam vẫn chưa có một cảng nước sâu đúng nghĩa để giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian vận chuyển, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, nhờ khả năng tiếp nhận tàu container cỡ lớn, hành trình trực tiếp đi châu Âu, châu Mỹ mà không phải thông qua các cảng như Singapore hiện nay.
A.Thi