Những dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm thường bị bỏ qua
Thông tin Y học - Ngày đăng : 17:23, 14/03/2018
Tại Việt Nam, WHO ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 4% dân số (số liệu 2015). Trong đó có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác.
Bạn có thể vô tình bỏ qua khi thấy tâm trạng ai đó bỗng dưng xấu đi bất thường, nghĩ rằng cảm giác kiệt sức của họ chỉ là một dấu hiệu của sự căng thẳng.Sự thật là, từ những dấu hiệu nho nhỏ hay những triệu chứng rõ ràng hơn, nếu để ý kỹcàng, chúng ta có thể tìm cho bạn bè hoặc chính bản thân mình sự trợ giúp khoa học nhất.
Dướiđây là những biểu hiện cảnh báo trầm cảm mà chúng tacó thể đãbỏ qua.
Trốn tránh hoạt động xã hội
Theo Linda Lewaniak, Giám đốc dịch vụ của Integrated Services at Eating Recovery Center Insight, khi một người bình thường đã ít nói và hay xấu hổ bỗng nhiên trở nên im lặng hơn hoặc hoàn toàn rút lui khỏi cộng đồng, rất có thể họ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý nào đó hoặc chỉ đơn giản là họ cảm thấy nhút nhát hơn bình thường.
Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp đây là triệu chứng của trầm cảm. Sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để cùng ngồi lại ở nơi họ cảm thấy thoải mái nhất, cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng ở đây nếu họ cần giúp đỡ.
Mệt mỏi kéo dài
Nếu bạn hoàn toàn kiệt sức, dù cho sau một giấc ngủ đúng chuẩn khoa học từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, bạn cần kiểm tra lại tình trạng tâm lý của mình.
Biên tập viên Live Happycho rằng chúng ta thường không đủ tinh tế để nhận biết được dấu hiệu trầm cảm của bản thân và những người xung quanh. Ví dụ như khi họ đột nhiên cảm thấy chỉ muốn ở nhà, đưa ra một vài lời giải thích như cơ thể mệt mỏi, liên quan đến căng thẳng và kiệt sức. Nếu bạn cảm thấy nó có tiềm năng trở thành chứng trầm cảm, bạn nên kiểm tra kĩ hoặc nhờ các chuyên gia tâm lý trong trường hợp cần thiết.
Đột nhiên mất hứng thú
Giả sử như bạn yêu thể thao, bạn đến các phòng tập gym thường xuyên đến mức tất cả nhân viên ở đó đều biết tên bạn mà không cần trình thẻ thành viên. Nhưng một ngày nọ, bạn quyết định dành ra một ngày nghỉ và xem 15 tập phim yêu thích trên Netflix. Điều này làm bạn dành cả một cuối tuần chỉ ngồi ở nhà, từ đó thành một tuần, một tháng, và lâu hơn thế nữa.Những người mắc chứng trầm cảm sẽ dễ mất hứng thú với sở thích của mình hay thậm chí với mọi việc xung quanh.
Các hoạt động thường nhật như nằm lì trên giường, ăn vô độ hay ăn quá ít, cách ly với xã hội hay hoạt động xã hội thái quá đều làm tăng thêm thêm độ trầm trọng của bệnh trầm cảm. Nó có thể không hề thoải mái khi ngưng làm những điều trên, nhưng cũng không hề thoải mái gì nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ăn sâu bám rễ.
Đề phòng bệnh trầm cảm
Để phòng tránh bệnh trầm cảm, hãy chú ý quan tâm hơn đến cuộc sống của mình:
– Tránh làm việc, học tập quá sức… Sau một ngày mệt mỏi, các bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Vào cuối tuần, hãy ra ngoài gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể.
– Dành thời gian cho các sở thích của mình.
– Không nên “giam mình” trong “thế giới ảo” mà hãy ra ngoài trò chuyện, tâm sự với mọi người nhiều hơn.
– Thường xuyên vận động, luyện tập cũng là cách để đề phòng bệnh trầm cảm.
Lưu ý: Ngoài việc chú ý đến bản thân, mỗi người cũng nên quan tâm hơn đến mọi người xung quanh mình. Đôi khi, chính những người trong cuộc không thể biết được mình đang mắc bệnh trầm cảm nên sự quan tâm của mọi người là hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giúp bạn vừa phòng tránh bệnh cho mình, vừa là cách để giúp đỡ mọi người xung quanh.
Làm gì khi người thân bị trầm cảm?
Các bác sĩ khẳng định trầm cảm là bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên bệnh dễ bị tái phát.
Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Nếu người thân bị trầm cảm, nên động viên, an ủi người bệnh, cho họ uống thuốc đều đúng chỉ định của bác sĩ.
Quỳnh Anh (t/h)