Vụ Grab mua lại Uber Đông Nam Á có vi phạm luật Cạnh tranh?
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 14:12, 27/03/2018
Cụ thể, chuyên gia Nguyễn Minh Đức phân tíchLuật Cạnh tranh yêu cầu những trường hợp mua bán - sáp nhập (M&A) mà có ảnh hưởng lớn đến mức độ cạnh tranh của thị trường sẽ bị hạn chế. Trong trường hợp Grab mua lại Uber tại Đông Nam Áthì theo quy định, Grab - Uber phải gửi thông báo đến cơ quan cạnh tranh về vụ mua bán để cơ quan này xem xét về ảnh hưởng mức độ cạnh tranh trước và sau khi mua bán.
Nếu Cục Quản lý cạnh tranh thấy không ảnh hưởng đến cạnh tranh hoặc ảnh hưởng không đáng kể hoặc ảnh hưởng đáng kể nhưng rơi vào một số trường hợp miễn trừthì thương vụ mới được phép tiến hành.
Và để hoàn thành thương vụ ở thị trường Đông Nam Á, Grab và Uber phải xin phép tất cả các cơ quan cạnh tranh củacác nước Đông Nam Á có quy định này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trịnh Anh Tuấn -Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thừa nhậntrước khi thương vụ Grab thâu tóm Uber hoàn tất, Cục Quản lý cạnh tranh không nhận được hồ sơ thông báo về tập trung kinh tế. Tuy nhiên, Cục Quản lý Cạnh tranh vừa yêu cầu Grab và Uber cung cấp hồ sơ liên quan để xem xét về tính pháp lý.
"Trong trường hợp mà có vi phạm về luật Cạnh tranh thì buộc họ không được hoạt động tại Việt Nam", ông Tuấn nói và cho biết đang chờ hồ sơ từ Grab và Uber, chưa nói trước được khi nào có kết quả kiểm tra.
VnEconomy còn dẫn lạiĐiều 22 của luật Cạnh tranh cho biết, trong thời hạn 45 ngày làm việckể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về việc có thuộc trường hợp bị cấm hay không, lý do cấm phải nêu rõ.
Trong trường hợp giao dịch mua bán, sáp nhập vi phạm luật Cạnh tranh, hậu quả pháp lý khá nghiêm trọng, mức tiền phạt tối đa lên tới 10%tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi tập trung kinh tế vi phạm.
Trong một số trường hợp, bên cạnh việc phạt tiền, cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn có thể áp dụng các biện pháp phạt bổ sung hoặc khắc phục hậu quả khác, như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp, hoặc buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua...
Thông tin người dùng và lái xe của Uber tại Việt Nam sẽ được Grab xử lý ra sao?
LS. Nguyễn Hải Yến -Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nói với Trí Thức Trẻ rằng Grab sẽ phải chịu trách nhiệm kế thừa, sau khi mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á.
Đối với các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, luật Doanh nghiệp 2015 quy định công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
LS Yến còn cho biết tại điều 195 luật Doanh nghiệp 2015 có quy định trình tự thủ tục, nếu sáp nhập doanh nghiệp thì công ty sáp nhập kế thừa, chịu toàn bộ trách nhiệm của công ty bị sáp nhập (Điểm c, Khoản 2, Điều 195). Theo đó, công ty phải có trách nhiệm nghĩa vụ với khách hàng như khoản nợ, nghĩa vụ trong hợp đồng có hiệu lực đối với khách hàng... Việc sáp nhập doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định về luật Cạnh tranh do Uber và Grab đều có thị phần lớn.
Tuy nhiêncũng theo Trí Thức Trẻ, Uber đã không chuyển giao cho Grab những thông tin về khách hàng và các khoản phải trả cho đối tác. Grab cho biết, các thông tin khách hàng của Uber không được chia sẻ với Grab. Thậm chí, chỉ khi đối tác của Uber đồng ý và đăng ký lái xe với Grab thì họ mới có thể tiếp tục hoạt động sau ngày 8.4.2018. Việc đăng ký này tương tự như đối với đối tác mới của Grab. Mọi khoản thu nhập khi lái xe hoàn thành các chuyến đi trên ứng dụng Uber đều do Uber thanh toán.