Sản xuất hàng giả nhộn nhịp là do chính quyền bảo kê hay không biết?
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 15:37, 02/04/2018
Tại hội thảo "Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” diiexn ra hồi cuối tuần trước, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự bất an khi tình trạng hàng giả, hàng nhập lậu tràn lan trên thị trường.
Theo khẳng định của một doanh nghiệp mỹ phẩm, khoảng 75% thị phần mỹ phẩm bán ngoài thị trường là hàng giả và hàng nhập lậu, hàng chính hãng chỉ có 25% còn lại. Đặc biệt, 100% các sản phẩm nước hoa và sáp vuốt tóc bày bán tại các chợ không phải hàng thật. Nhiều sản phẩm mỹ phẩm của nước ngoài chưa hề được công bố cũng đã được bán tại nhiều chuỗi cửa hàng của Việt Nam trong đó có cả những chuỗi cửa hàng danh tiếng.
Theo Cục Quản lý thị trường, năm 2017 lực lượng này đã tiến hành kiểm tra, xử lýtrên 19.000 vụ vi phạm về hàng giả. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn hết sức nhức nhối, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Cũng tại hội thảo này, bà Nguyễn Như Quỳnh -chánh Thanh traBộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: “Biện pháp hành chính là 1 trong 2 biện pháp ngăn chặn hàng giả. Tuy nhiên có đến 98,37% vụ án xử lý hành chính, xử lý tư pháp rất thấp. Biện pháp xử lý hành chính không phải là biện pháp tốt, chỉ như bắt cóc bỏ đĩa”.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Vũ Vinh Phú -nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương) cho biết, trên thị trường hiện nay có hàng vạn mặt hàng tiêu dùng, được bán ra ở 700 siêu thị, 125 trung tâm thương mại và gần 9.000 chợ nhân sinh, cùng với đó là hàng triệu bà con tiểu thương kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên việc quản lý ở chợ, cửa hàng lẻ rất phức tạp.
Vấn đề vi phạm quyền lợi người tiêu dùng không chỉ nằm ởchất lượng mà còn ởgiá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa. Hiện nay một ký đường ở nhà máy bán ra chỉ 12.000-13.000 đồng nhưng khi qua nhiều khâu trung gian và bán lẻ thì 1kg mua lẻ đã là 21.000-23.000 đồng. Tính ra 1năm người tiêu dùng bị thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng.
Ông Phú cho biết, ở miền Bắc có một số địa điểm được coi là “tổ” của việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả như La Phù ở Hoài Đức, Thổ Trang ở Vĩnh Phúc. Các cơ sở này vẫn hàng ngày hoạt động nhộn nhịp như không hề có chính quyền địa phương, công an, quản lý thị trường làm nhiệm vụ ở đó. “Phải chăng đó là sự bật đèn xanh bảo kê cho những việc làm phi pháp ngang nhiên vi phạm quyền lợi người tiêu dùng mà không bị xử lý đến nơi đến chốn? Hàng gian, hàng giả còn xuất hiện lẻ tẻ một số siêu thị mà công tác quản trị doanh nghiệp yếu”, ôngnói.
Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những hành động bán hàng thiếu lương tâm chính là bà con vùng sâu, vùng xa, bà con nghèo, ít hiểu biết về hàng hóa. “Việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng không những ảnh hưởng đến tiền bạc, sức khỏe, quỹ thời gian mà còn làm cho người tiêu dùng lúng túng rất khó bấu víu vào đâu để khiếu nại, giải quyết”, ông Phú nhấn mạnh.
Về giải pháp, theoông Phú trước hết cần phải cósự nhận thức đầy đủ, tự giác về vai trò của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay để có những giải pháp thích đáng và hiệu quả. Cần phải tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm sản xuất trong nước, kiểm tra chặt chẽ hàng nhập khẩu. Thành lập các chuỗi sản xuất phân phối để quản lý chất lượng và giá cả vừa có lợi nhuận hợp lý cho người sản xuất và giá bán cho người tiêu dùng.
Song song đólà việc xây dựng mới, bổ sung sửa đổi các luật quy định có liên quan nhằm thiết lập một kỷ luật thị trường nghiêm minh; đi đôi với việc xây dựng với những tổ chức mạnh để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, không chỉ làm phong trào như các hiệp hội người tiêu dùng hiện nay. Hiện “họ không có quyền uy và không chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra trên thị trường”, ông Phú nhận xét.
Bên cạnh đócần giao nhiệm vụ cho các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý tốt hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Phải “hỗ trợ những cơ chế chính sách để sản xuất và xuất nhập khẩu phân phối hàng hóa an toàn trước mắt là những mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt, trứng, đường, rau, hoa quả, thuốc chữa bệnh thiết yếu, sau đó có thể nhân rộng tiếp ra các mặt hàng khác khi đó điều kiện”.
Xa hơn nữa là phảichú ý xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực, tiến tới có các hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các bộ, ngành liên quan như công thương, y tế, khoa học công nghệ... cần làm tốt công tác tham mưu để chỉ đạo sát sao và quyết liệt công tác này, có sơ kết, tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo.
Một nhiệm vụ khác nữa là cần hỗ trợ phát triển các hệ thống sản xuất hàng hóa sạch, hàng hóa hữu cơ, khuyến khích phát triển các hệ thống siêu thị, làm ăn nghiêm túc, có thương hiệu, nâng cấp các chợ truyền thống, đủ sức cạnh tranh ngay ở thị trường nội địa. Từ đó tiến tới mua bán hàng hóa trên thị trường, tất cả đều phải có hóa đơn chứng từ, mã QR cost để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tiện cho việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng”.
“Với tinh thần hành động của một Chính phủ liêm chính, hành động, sáng tạo, chắc chắn công tác sản xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa trong thời gian tới sẽ có nhiều tiến bộ hơn, giảm bớt những thiệt hại không đáng có cho người tiêu dùng xã hội, thực hiện đầy đủ luật bảo vệ người tiêu dùng”, ông Phú nói với Một Thế Giới.
Lam Thanh