Những 'miếng mồi ngon' khiến 32.000 người dính bẫy tiền số đa cấp iFan
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 08:57, 09/04/2018
Nội dung đơn cầu cứu gửiđến các cơ quan chức năng và báo chícủa một trong hơn 32.000 người tham gia đầu tư tiền số iFan cho biết, Công ty cổ phần Modern Tech có địa chỉ tại lầu 9, tòa nhà Vietcomreal (đường Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM), đại diện pháp luật là ông Hồ Xuân Văn giữchức vụ giám đốc.
Modern Tech là công tyquyền của iFan và Pincoin đểđứng ra tổ chức các hội thảo huy động vốntại TP.HCM và Hà Nội. Mặc dùiFan do 7 người Việt Nam thành lập nhưngđi đâu họ đều giới thiệu đâydự án tiền kỹ thuật số được thành lập theo luật pháp Singapore, dựa trên ý tưởngthanh toán các dịch vụ giữa người nổi tiếng và fan.Còn Pincoin được gắn mác là dự án đến từ Dubai hay Ấn Độ với lời giới thiệulà một dự án nghiêm túc, tiềm năng cao, có thể gặp được ông chủ thật sự của loại tiền số này.
Người đứng ra chỉ đạo kêu gọi hững người đầu tư muatiền số iFan đểhuy động vốn là ông Lê Ngọc Tuấn (sinh năm 1983), tự giới thiệu là người đồng sáng lập kiêm giám đốc đào tạo và phát triển marketingcủa iFan.
Nhưng thực chấtiFangiống như một loại cổ phiếu có giá trị, nhưng thay vì phát hành cổ phiếu, Modern Tech lại phát hànhtiền số iFan để huy động vốn nhằm tránh bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước kiểm tra. Các hội thảo huy động vốn của Modern Techluôn thu hút hàng nghìn người tham gia.
Người được cho là Lê Ngọc Tuấn đang bị nhiều người tố cáo lừa đảo liên quan đếntiền số iFan
Và “Do nghe bạn bè kể về tổ chức iFan và lợi nhuận siêu khủng của nó nên tìm đến các hội nghị nghe diễn thuyết", người đưa đơn cho biết.
Theo đó vào ngày 29.9.2017, hai ông Diệp Khắc Cường, Vũ Hữu Lợi và đội ngũ sáng lập iFan tổ chức một sự kiện tại Vũng Tàu để ra mắt tiền điện tử iFan, mở bánhuy động vốn với giá khởi điểm 1 USD/một đồng iFan và nói sẽ làm app nghệ sĩ để thanh toán các album ca nhạc của Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên. Tức là, người đầu tư được cam kết rằng giá trị iFan sẽ tăng mỗi ngày do sự ký kết liên tục với các ca sĩ nổi tiếng.
Tuy nhiên đây chỉ là sựlợi dụng tên tuổi và hình ảnh nghệ sỹ để quảng bá vì sau đó nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã phải lên tiếngcảnh báo không tham gia vào bất cứ hoạt động nào liên quan đến iFan. Trên thực tế, iFan chưa hề xây dựng các tính năng, ứng dụng để hỗ trợ nghệ sỹ như những gì họ tô vẽ để chiêu dụ người đầu tư.
Chưa hếtcũng tại sự kiện đó, các đại diện iFan cho biết sẽ "mở rạp chiếu phim tại Hà Nội và TP.HCM, liên kết với Chính phủ để mọi người được mua nhà bên Mỹ và nhập quốc tịch Mỹ, dùng Ifan để thanh toán tiền điện nước tại Việt Nam, sẽ có thẻ Visa tiền điện tử cho mọi người”.
Tiếp đó, ngày 15.11.2017, Vũ Hữu Lợivà đội ngũ iFan mở bán ICO tại trung tâm hội nghị Adora Grand View (TP.HCM) với giá khởi điểm 1,6 USD một đồng iFan. Lợi cam kết sẽ làm app Học viện Tiền điện tử và xây dựng Học viện Tiền điện tử đầu tiên tại Việt Nam, liên kết cho khách hàng mua vé máy bay giá rẻ, mua nhà và định cư tại châu Âu.
Ngày 5.12.2017, tại sự kiện tổchức ở Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Hà Nội, giới chủ iFan hứa hẹn với các nhà đầu tư sẽ trả mức lãi suất đầu tư ít nhất 48%/tháng và thời gian hoàn vốn lâu nhất là 4 tháng,đồng thời khẳng định nếu gọi thêm được người vào hệ thống sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Đây không khác gì mô hình kinh doanhđa cấptheo kiểu kim tự tháp.
Theo người đưa đơn, lúc này giá trị tiền sốiFan bán ra giá từ 1,6-2,6 USD. iFan phát hành 21 triệu đồng coin, ước tính tổng số tiền huy động trên 30 triệu USD (720 tỉ đồng).
Hứa hẹn chi trả phần trăm là như vậy nhưng sau khi thu được số tiền lớn, giới chủ iFan lạituyên bố quy đổi hình thức trả thưởng bằng cách quy đổi qua các đồng tiền số với mệnh giá5 USD trên một đồng tiền số. Tuy nhiên giá trị thực tế củatiền số này trên thị trường chỉ là 0,01 USD/một đồng.
Vớikịch bản như trên, iFan đã dụ hơn 32.000 người tham gia và huy động được hơn 15.000 tỉ đồng vốn, trong khi không hề chia cho người đầu tưbất cứ lợi nhuận nào. Theo Vietnam Finance thì hàng ngàn người vì đó đã lâm vào cảnh tán gia bại sản khi đầu tư hàng tỉđồng vào Ifan, thậm chí có trường hợp suy sụp tinh thần sau khi mất tiền đã đột tử.
Cũng chính vậy mới có sự việc vào sáng 8.4, hàng chục ngườiđã kéo đếntrụ sở Modern Tech giăng băng-rôntố cáo bị công ty chiếm đoạt lừa đảo hơn 15.000 tỉđồng (ảnh dưới).
Nhóm người biểu tình khẩn cầu các cơ quan chức năng vào cuộc chỉ đạo điều tra vụ việc mà theo họ là vụ lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử Việt Nam. Đến nay đại diện Modern Tech không xuất hiện và chưa có bất cứ phát ngôn nào về vụ việcnày.
Tiền số đa cấp hoạt động dựa trên hình thức cho vay, tức lấy tiền người sautrả cho người trước, hứa hẹn trả lãi cao trong thời gian ngắn. Ngoài ra một số hệ thống sau khi nhận tiền vốn của người đầu tưđã mang đi đầu tư vào nhiều loại tiền mã hóa khác để trả lãi.
Do có cách hoạt động như vậy nênnhững dự án này thường có kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh mập mờ, chủ yếu qua mặt được những nhà đầu tư non tay, thiếu hiểu biết và không chịu tìm hiểu kỹ về dự án. Đa số họ không quan tâm đến chiến lược phát triển dài hạn mà chỉ nhìn vào số lãi kỳ vọng và bỏ tiền ra.
Thay vì quan tâm đến việc dự án mình đầu tư có kế hoạch phát triển như thế nào thì hầu hết người chơi tiền số ở Việt Nam chỉbiết đổ tiền và hy vọng nó sẽ nhân gấp nhiều lần tài sản. Lợi dụng tâm lý này nhiều tổ chức lập ICO kêu gọi vốn để lừa người đầu tư.