Thủ tướng Nhật khen Tổng thống Mỹ 'can đảm' gặp lãnh đạo Triều Tiên
Quốc tế - Ngày đăng : 18:43, 18/04/2018
Ông Trump có kế hoạch gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên vào đầu tháng 6 tới, cho các nhà báo biết đang xem xét 5 địa điểm tổ chức cuộc gặp này. Ông còn nói Mỹ đã nói chuyện trực tiếp với cấp cao nhất của Triều Tiên, và thế giới sẽ sớm biết địa điểm và thời gian cuộc gặp.
Trước đó, báoWashington Post(Mỹ) đưa tin Giám đốc CIA Mike Pompeo đã bí mật đến Bình Nhưỡng ngày 31.3 và gặp ông Kim Jong-un. Nhưng người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders từ chối bình luận, chỉ nói cuộc gặp cấp cao Mỹ-Triều không có sự tham gia của ông Kim Jong-un.
Trong khi cho biết sự tiến bộ trong kế hoạch gặp ông Kim Jong-un, ông Trump cũng nói vẫn có khả năng không diễn ra cuộc gặp này: “Có thể mọi sự không êm xuôi và chúng ta sẽ không có cuộc gặp”, xem ra là một nỗ lự buộc ông Kim Jong-un phải có những bước cụ thể tiến tới sự hoàn toàn phi hạt nhân hóa.
Tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida, Tổng thống Trump hội đàm 2 giờ với Thủ tướng Abe. Sau đó, trước ống kính truyền hình, ông Trump tuyên bố: “Nhật Bản và chúng tôi nhất trí về chủ đề Triều Tiên”.
Phó Chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản Yasutoshi Nishimura nói: Mỹ-Nhật sẽ duy trì “sức ép tối đa”, cho đến khi Bình Nhưỡng thực hiện các bước tiến đến việc “phi hạt nhân hóa một cách đầy đủ, có thể kiểm tra và không tái lập”.
Bình Nhưỡng đã tăng tốc nỗ lực ngoại giao, đồng ý cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27.4 tới. Một thông tin của giới truyền thông Hàn Quốc mang ý lãnh đạo liên Triều sẽ tuyên bố kết thúc tình trạng chiến tranh kéo dài 65 năm qua. Về kỹ thuật, Hàn-Triều hiện vẫn có chiến tranh, dù đã ký hiệp định đình chiến sau cuộc nội chiến 1950-1953.
Ông Trump tuyên bố “chúc lành” cho cuộc gặp này, và ông hứa khi gặp ông Kim Jong-un, ông sẽ đề cập chuyện chính quyền Bình Nhưỡng từng bắt cóc nhiều công dân Nhật.
Ông Trump lại nghi ngờ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Đây là lần thứ sáu hai lãnh đạo Mỹ-Nhật gặp nhau và là lần thứ hai ông Abe đến nơi nghỉ dưỡng của ông Trump.Ngày 18.4, hai vị lãnh đạo chơi golf với nhau, hy vọng phát đi hình hành đồng minh vững mạnh, vào lúc ông Trump theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, tức đặt quyền lợi của Mỹ lên trên quyền lợi của các nước khác (gồm cả của đồng minh) trong khi Triều Tiên vẫn thách thức an ninh và Trung Quốc thách thức kinh tế.
Hai lãnh đạo Mỹ-Nhật sẽ bàn các vấn đề ảnh hưởng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm thương mại và năng lượng. Hai vị cũng sẽ có họp báo chung và dự tiệc tối. Sáng 19.4,Thủ tướng Abe cùng đoàn Nhật sẽ về nước.
Nhằm phản ánh mối quan hệ thân cận với Thủ tướng Abe, ông Trump đã viết Twitter trước cuộc gặp: “Sẵn sàng gặp Thủ tướng Abe, một bậc trượng phu đích thực!”.
Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề bất đồng giữa Mỹ-Nhật, nhất là chuyện Mỹ bị thâm thủng thương mại kinh niên. Tokyo không nghĩ thương mại cần cân bằng trên một cơ sở song phươngvà đã đề xuất những sáng kiến thương mại tự do, như ông Abe mời Mỹ quay lại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, nay đổi là CPTPP tức Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
NhưngWashington muốn đạt những thỏa thuận thương mại song phương tốt hơn với các đối tác lớnvà đã dọa sẽ áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, nhằm đòi được sự nhượng bộ.
Cố vấn kinh tế Larry Kudlow của ông Trump thừa nhận: “Chúng tôi còn một số bất đồng về vấn đề thương mại”, nhưng ông cũng hạ thấp kỳ vọng Mỹ quay lại TPP, một ý định mà ông Trump gần đây nhắc đi nhắc lại và Tokyo hoan nghênh. Ông Kudlow nói: “Chúng tôi đang ở giai đoạn tiền sơ bộ của bất kỳ cuộc đàm phán nào”.
Đến cuối ngày 17.4, ông Trump lại tỏ ý nghi ngờ TPP, báo ý định theo đuổi đàm phán thương mại song phương với Nhật: “Thỏa thuận song phương hiệu quả hơn, có lãi hơn và tốt hơn cho giới lao động Mỹ”.
Sau đó, ông Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania mở tiệc chiêu đãi Thủ tướng Abe và phu nhân.
Bích Ngọc (theo Nikkei Asian Review)