Ngoại trưởng G7 'đoàn kết phản đối Nga'

Quốc tế - Ngày đăng : 13:15, 23/04/2018

Dự kiến khuya 23.4 (giờ Canada) sẽ có một tuyên bố chung cuộc gặp cấp cao của Ngoại trưởng nhóm G7, sau cuộc họp mà một quan chức Mỹ nói là để phản đối “hành vi” của Nga.

Theo Reuters, cuộc họp của Ngoại trưởng 7 nước công nghiệp phát triển (G7) trong hai ngày 22 và 23.4 ở Toronto (Canada) bàn chuyện căng thẳng với Nga, Iran, CHDCDN Triều Tiên, đồng thời đề cập các vấn nạn chính trị ở Venezuela, Myanmar.

Sau ngày họp đầu tiên, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên, cho các nhà báo biết các Ngoại trưởng cùng nhau phản đối hành vi gây bất ổn của Nganhưng họ cũng đồng ý để ngỏ cửa đối thoại với Moscow.

Vị quan chức Mỹ nói: “G7 đoàn kết phản đối hành vi hiểm ác của Nga. Các thành viên G7 cũng để ngỏ cửa đối thoại với Nga, trong khi chúng tôi quytrách nhiệm cho Nga về những hành vi nham hiểm cùng toan tính của họ trong việc gây bất ổn cho các nước khác”.

Theo hai nguồn tin của Reuters, dự kiến trong tuyên bố chung, các Ngoại trưởng sẽ thể hiện quan điểm không thỏa hiệp với Nga. Một nguồn tin giấu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông, cho biết: “Ngôn ngữ tuyên bố chung sẽ cứng rắnvì những gì người Nga đã làm cho đến nay. Nhưng cũng sẽ được diễn dịch rằng có cánh cửa để ngỏ. Chúng tôi sẽ nói với họ: “Nếu quývị muốn được đối xử như một thế lực mạnhthì hãy làm việc với chúng tôi”.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas kêu gọi Moscow giúp giải quyết khủng hoảng ở Syria, nơi mà Nga-Iran ủng hộ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Ông nói: “Chúng tôi biết nội chiến Syria không thể giải quyết nếu không có Nga. Nhưng đổi lại, Nga phải có những đề xuất mang tính xây dựng”.

Cuộc họp cấp cao của Ngoại trưởng G7 là lần đầu tiên tập hợp khối đồng minh, từ sau vụ liên quân Mỹ-Anh-Pháp ngày 17.4 phóng 105 tên lửa, nhắm vào các cơ sở vũ khí hóa học ở Syriađể trả đũa vụ tấn công bằng khí độc hôm 7.4.

Phương Tây cáo buộc ông Assad đứng sau vụ tấn công giết chết hàng chục dân thường này, nhưng chính phủ Syria và Nga phủ nhận rằng không hề dính líu vụ tấn công bằng khí độc.

Vị quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói các Ngoại trưởng thuộc Tiến trình Geneve (do LHQ dẫn đầu) ủng hộ một giải pháp chính trị ở Syria, trong đó Tổng thống Assad ra đi. Ông cho biết thêm: “Tiến trình chính trị này dành bất kỳ cuộc chiến tranh nào, đều có những thăng trầm. Tiến trình Geneve chú trọng đạt được những tiến bộ chính trị”.

Mỹ nói trọng tâm của Mỹ gồm kết thúc những hành vi “hiểm ác” của Iran ở khu vựcvà kết thúc chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Cuộc họp của Ngoại trưởng G7 sẽ kết thúc khuya 23.4, giúp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng 6 tới.

G7 gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Ý cùng Nhật Bản.

Tuần trước, G7 cũng lên án nghi án Nga đầu độc cựu điệp viên phản Nga Sergei Skripal cùng con gái Yulia của ông ở Salisbury (Anh) ngày 4.3. Nga đã phủ nhận vụ đầu độc này.

Dự kiến cuộc họp không bàn thêm biện pháp trừng phạt Nga, vì Anh, Pháp, Đức và Ý là thành viên khối Liên hiệp châu Âu (EU) gồm 28 thành viên, đã nhất trí rằng phải tiến hành từng bước, theo hai nhà ngoại giao cho biết. Một người nói vấn đề này sẽ được nêu ra trong các cuộc đối thoại song phương giữa các nước G7.

Vị quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói các Ngoại trưởng cũng bàn chuyện Mỹ và nhóm E3 (Pháp, Anh, Đức) thực hiện những thay đổi trong Thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ và E-3 từng cùng Nga và Trung Quốc ký với Iran năm 2015.

Thỏa thuận G5+1 này có tên chính thức là Hành động chung toàn diện (JCPOA) buộc Iran từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân, đổi lại là được Mỹ dỡ bỏ nhiều trừng phạt kinh tế trị giá hàng tỉ USD.

Ngày 12.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra “tối hậu thư” cho các cường quốc châu Âu, nói họ phải đồng ý “chỉnh sửa những sơ hở khủng khiếp” nếu không thì ông sẽ từ chối gia hạn sự nới lỏng cấm vận cho Iran. Nếu ông Trump ra lệnhthì Mỹ sẽ nối lại lệnh trừng phạt Iran từ ngày 12.5 tới.

Iran luôn nói chương trình hạt nhân chỉ vì mục tiêu có điện, không sản xuất vũ khí hạt nhân như Mỹ, Israel và Ả rập cáo buộc. Iran còn nói sẽ tôn trọng JCPOA, khi nào các bên khác còn tôn trọng, nhưng Iran sẽ “xé” thỏa thuận nếu Mỹ rút khỏi.

Ngày 21.4, Tổng thống Hassan Rouhani của Iran nói Tổ chức năng lượng hạt nhân Iran đã có sẵn “những hành động phản ứng bất ngờ và không bất ngờ”, nếu Mỹ rút khỏi JCPOA.

Bên lề cuộc họp G7, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói: “một trong những điều chúng tôi lo ngại là JCPOA và nó sẽ đi về đâu”.

Các Ngoại trưởng đã có những “bàn luận tốt” về chương trình hạt nhân của Triều Tiêu, khi Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un sẽ gặp thượng đỉnh vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.

Ngày 21.4, Bình Nhưỡng đã tuyên bố dừng thử hạt nhân và tên lửa, đóng cửa một bãi thử.

Bích Ngọc (theo Reuters)

Trần Trí