Hà Nội sẽ đề xuất Thủ tướng cho xây nhà 200 triệu bán cho công nhân
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 15:18, 25/04/2018
Chiều 24.4, UBND TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với các đại biểu dự Đại hội Công đoàn TP.Hà Nội lần thứ 16, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Tại buổi đối thoại,nhiều đại biểu đặt câu hỏi về vấn đề nhà ở cho ngườilao động, cụ thể là xây các khu chung cư trả góp với giá từ 200 - 300 triệu đồng/căn cho các công nhânmuốn tiếp tục lao động và ổn định cuộc sống.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp nhiều năm qua đã được thành phố thường xuyên quan tâm, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2014thành phố đã có kế hoạch xây dựng nhà ở giáthấp cho sinh viên, công nhân lao động.
Theo kế hoạch, thành phố sẽ xây dựng 6,2 triệu mét vuôngnhà ở cho người có thu nhập thấp, đến nayđã xây dựng 3,5 triệu mét vuông, còn 2,5 triệu mét vuôngđang đượctriển khai. Trong 3,5 triệu mét vuôngnhà ở cho người thu nhập thấp có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, thành phố đều không thu phí sử dụng đất. Thành phố cũng đang kêu gọi xúc tiến đầu tư, xây dựng nhà ở KCN Quang Minh, bổ sung xây nhà ở tại KCN Bắc Thăng Long, xây dựng khu nhà ở công nhân thuộc địa phận huyện Quốc Oai và Khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, vấn đề thành phố phải giải quyết liên quan đến diện tích các căn hộ. Theo quy định của Bộ Xây dựng, đối với các căn hộ trên địa bàn Hà Nội, diện tích thấp nhất là 45m2. Vì vậy, nếu muốn có căn hộ cho công nhân giá từ 200-400 triệu đồng thì phải thu hẹpdiện tích. Hà Nội dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng để xây nhà ở cho công nhân với diện tích từ 35-40m2. Hiệnthành phố làm việc với doanh nghiệp để có thể hạ giá thành xuống dưới 15 triệu đồng/m2 cho các căn hộ diện tích nêu trên.
"So sánh với điều kiện nhà ở của cán bộ, công chức trước đây ở các chung cư cũ, nếu thiết kế gọn gàng vẫn đảm bảo sinh hoạt. Hà Nội cũng sẽ có chương trình cho công nhân vay lãi suất thấp, thời gian dài... Về cơ chế, thông qua ngân hàng chính sách xã hội để cho công nhân vay tiền và xây dựng nhà ở xã hội", Chủ tịch UBND TP cho biết.
Để đảm bảo các hạ tầng phục vụ công nhân lao động, Chủ tịch UBND TP nóiđã giao cho Sở Thông tin -Truyền thông và các tập đoàn viễn thông sớm lắp đặt hệ thống wifi miễn phí tại các KCN và cụm công nghiệp; giao cho Công an thành phố, cảnh sát giao thông và Công an Đông Anh khảo sát và lắp đặt các trụtín hiệu, biển báo giao thông, giao Sở GTVT rà soát các điểm gây ra ùn tắc để hạn chế ùn tắc và tai nạngiao thông. Đặc biệt, TP sẽ nghiên cứu mở thêm các tuyến xe buýtđể đáp ứng nhu cầu đi lại của người lao động trong các KCN.
Về vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người lao động, Chủ tịch UBND TP cho biếtHà Nội hiện là mộttrong 5 địa phương có nợ đọng BHXH cao nhất và TP sẽ phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam đôn đốc các đơn vị truy thu,nếu các doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ thì không bố trí các công việc mới.
Về việc ban hành chỉ đạo giải quyết các vụ đình công, đảm bảo an ninh trật tự, hiện nay Công anTPđang thực hiện rất tốt. Một trong những yếu tốđể thực hiện tốt thì Liên đoàn Lao động cấp cơ sở phải nắm chắc tâm tư của người lao động, là cầu nối giữa người lao động và chủ sử dụng lao động thì sẽ giảm được các vụ đình công.
Chủ tịch UBND TP khẳng định: "Có nơi, có chỗchính quyền cơ sở chưa quan tâm đến đời sống người lao động. Liên đoàn Lao động TP phải nắm chắc nội dung hợp đồng ký kết giữa chủ và người lao động để giải quyết kịp thời các bức xúc của người lao động. Thời gian qua, UBND TP và Liên đoàn Lao động luôn vào cuộc kịp thời khi có các vụ việc, đảm bảo quyền lợi của người lao động, vì vậy Hà Nội luôn là địa phương ít xảy ra đình công".
Tuyết Nhung