Sắp đấu giá 9 lô 'đất vàng' tại khu đô thị Thủ Thiêm

Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 06:47, 01/05/2018

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã đồng ý cho đấu giá quyền sử dụng đất 9 lô đất "vàng" tại khu đô thị Thủ Thiêm, tổng diện tích khoảng 78.000m2 thuộc khu chức năng số 1.

Các lô "đất vàng" này đã được giải phóng mặt bằng những chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng giao thông, có ký hiệu từ 1.1 đến 1.10.Trong đó có 6 lô được quy hoạch là khu dân cư đa chức năng, còn lại là thương mại đa chức năng.

Ban quản lý Khu đô thị Thủ Thiêm được giao phối hợp với Sở TN-MTlập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thực hiện việc đấu giá theo đúng quy định.

Ước tính sơ bộ, tổng mức đầu tư cáclô đất này vào khoảng 27.000 tỉđồngbao gồm chi phí đầu tư, tiền sử dụng đất, chi phí hạ tầng kỹ thuật và đường giao thông kết nối.

Khu chức năng đô thị số 1 tại Thủ Thiêm là một trong những mảnh đấtcó vị trí đẹp, đối diện khu trung tâm Quận 1 qua sông Sài Gòn. Theo quy hoạch, khu vực này là lõi trung tâm nửa phía Bắc của Thủ Thiêmvới các cao ốc thương mại đa chức năng, dọc đại lộ Vòng cung và quảng trường sẽ là các cao ốc cao nhất, rồi giảm độ cao về phía ven sông Sài Gòn.

Các công trình điểm nhấn trong Khu chức năng đô thị số 1 gồm trung tâm hội nghị triển lãm,bảo tàng,nhà hát giao hưởng và trung tâm thông tin quy hoạch...được kết nối với khu trung tâm quận 1 qua cầu đi bộ.

UBND TP.HCM cũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo, đồng thời thu hồi đất của trường học nằm trong khu đô thị nàyđể bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông theo đúng tiến độ.

Được phê duyệt dự án từ năm 1996, khu đô thị Thủ Thiêm được kỳ vọng là khu trung tâm mới của TP.HCM có sự quy hoạch đồng bộ, hiện đạivà hiệnđược đầu tư nhiều dự án quy mô lớn về nhà ở, thương mại, văn phòng với tổng diện tích lên tới 657ha. TP.HCM đã mất 10 năm để di dời15.000 dân, chi 30.000 tỉ đồngbồi thường, tái định cư phục vụcho dự án này.

Trong văn bản gửi Thủ tướng năm 2015, UBND TP.HCM cho biết tổng vốn đầu tư vào khu đô thị mới Thủ Thiêm để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vayhơn 29.000 tỉđồng. Trong đó, khoảng 12.000 tỉđồng là vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng nên tiền lãi phát sinh khoảng 2,9 tỉđồng mỗi ngày. Áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong năm nay và năm tới là rất lớn (năm 2015 hơn 902 tỉđồng; 2016 trả nợ gốc đến hạn hơn 5.200 tỉ đồng và lãi vay phát sinh 829 tỉ đồng).

Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu đô thị mới Thủ Thiêm​

UBND TP.HCM đã ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có hiệu thi hành từ ngày 25.3.2018.

Theo đó, các thiết kế trong khu phải đảm bảo chức năng “Đô thị mới Thủ Thiêm là khu trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của Trung tâm thành phố, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế; là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí; đảm nhiệm một số chức năng mà Trung tâm thành phố hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển”.

Việc thiết kế và quy hoạch các công trình xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc áp dụng hướng dẫn thiết kế đô thị của đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt.

Cụ thể, đối với khu lõi trung tâm: cấu trúc, phân loại đường giao thông, hình dạng và kích thước các lô phố phải được thực hiện theo tổng mặt bằng điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.

Đối với các khu chức năng khác: các tuyến đường giao thông chính cấp 1, 2 không được điều chỉnh, các tuyến đường cấp 3 có thể xem xét điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực tế triển khai dự án.

Tất cảhình dạng và ranh giới của không gian mở công cộng như quảng trường trung tâm, công viên cây xanh, hồ trung tâm, khu lâm viên sinh thái phải được thực hiện theo tổng mặt bằng điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt.

Các công trình thương mại, văn phòng và sử dụng hỗn hợp phải đảm bảo không có khoảng lùi (khoảng lùi là 0m) và phải có khối đế cao tối thiểu là 4 tầng.

Quy hoạch chiều cao, theo nguyên tắc các công trình cao nhất nằm dọc theo đại lộ Vòng cung và giảm dần độ cao về hướng sông Sài Gòn và hồ trung tâm. Các công trình cao tầng phải được bố trí xen kẽ nhau sao cho đảm bảo tầm nhìn và ánh sáng mặt trời cho tất cả các mặt của công trình cao tầng.


A.Thư

Anh Thư