Sẽ kiến nghị TP.HCM nâng chuẩn thực phẩm an toàn
Sự kiện - Ngày đăng : 07:00, 06/05/2018
Người đứng đầu ngành quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng an toàn thực phẩm phải được quan tâm từ gốc, từ lúc trồng trọt, chăn nuôi, đến cuối cùng là phân phối cho ngườidân TP.HCM.
Tuy nhiên, năng lực quản lý an toàn thực phẩm hiện nay của TP còn rất hạn chế, hạn chế từ số lượng đến chất lượng đội ngũ thanh tra an toàn thực phẩm.
Thực tế hiện nay cho thấy, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm chỉ có một số ít có chuyên môn, còn lại là “ngoại đạo” thì rất khó có thể có chất lượng cao, hiệu quả thanh kiểm tra, vì thế cần phải thay đổi.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra an toàn thực phẩm của TP còn quá mỏng. Hiện lực lượng thanh tra này chỉ có 250 người. Trong khi đó, tại Bangkok(Thái Lan) cũng có dân số như TP.HCM, nhưng họ có đến 5.000 thanh tra viên an toàn thực phẩm, có toàn quyền xử phạt, không phải như TP.HCM bắt đã khó, xử phạt lại càng không đơn giản.
Điều này cho thấy, việc chống thực phẩm bẩn ở TP.HCM còn rất nhiều việc phải làm, trong đó, ngoài việc phải có một lực lượng thanh tra đủ mạnh, cònphải có một chuẩn về an toàn thực phẩm. “Chúng tôi sẽ đề xuất với UBND TP.HCM về chuẩn thực phẩm để có thể lưu hành được trên địa bàn TP. Tất nhiên, chuẩn này phải tuân theo pháp luật, nhưng TP sẽ thí điểm đi đầu để nâng dần chất lượng thực phẩm”, bà Lan cho nói.
Theo bà Lan, người dân Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam thừa sức làm thực phẩm an toàn, nhiều thực phẩm sạch Việt Nam xuất ra thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính. “Vậy tại sao Việt Nam vẫn thua ngay trên sân nhà?",bà Lan đặt vấn đề.
Điều này theo bà Lan là do vẫn còn để cho thực phẩm bẩn có “đất sống”, mà chúng ta chưa kiên quyết trong việc bài trừ thực phẩm này.
Hiện nay, ngoài chống thực phẩm bẩn, TP còn tập trung xây dựng thực phẩm sạch. Để xây dựng thực phẩm sạch, TP có 3 đề án là xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn; truy xuất nguồn gốc thịt heo, trứng gia cầm, thịt gia cầm và xây dựng mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm.
Đến nay TP đã thẩm định xét duyệt và cấp giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn cho 99 doanh nghiệp với 187 chuỗi sản phẩm.
Việc ký kết phối hợp tiêu thụ nông sản, thủy sản cho các cơ sở sản xuất trong chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm tại Sóc Trăng, bà Lan cho biết đây là sự gắn kết giữa 2 địa phương trong lãnh vựcchuỗi thực phẩm an toàn. Trước mắt, những doanh nghiệp tham gia chuỗi thực phẩm an toàn sẽ được tạo mọi điều kiện để quảng bá thương hiệu, tạo đầu ra cũng như tập huấn về chuyên môn kỹ thuật trong việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn; đồng thời phát triển nhiều hơn những chuỗi thực phẩm an toàn tại địaphương.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng khẳng định sẽ làm tốt các yêu cầu mà 2 bên ký kết và mong muốn TP.HCM tạo điều kiện cho nhiều loại nông sản, thủy hải sản của Sóc Trăng vào TP, vì hiện nay Sóc Trăng đang gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra.
“TP.HCM làm sao giúp cho Sóc Trăng tiếp cận với các doanh nghiệp để địa phương đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp; giúp nguồn lực kinh phí cũng như tạo điều kiện xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp TP”, lãnh đạoSở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng nói.
Hồ Quang