Ông Trần Quốc Tuấn bị Tổng cục TDTT rút khỏi VFF

Thể thao - Ngày đăng : 16:02, 31/05/2018

Ngoài ông Tuấn, ông Lê Hoài Anh và một số cán bộ khác cũng bị rút về Tổng cục TDTT sau thời gian biệt phái sang Liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Ngày 31.5, ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, cho biết Tổng cục đang làm thủ tục để rút ông Trần Quốc Tuấn (phó Chủ tịch VFF) và ông Lê Hoài Anh (Tổng thư ký VFF) về Tổng cục theo quy định. Theo ông Thắng, đây chỉ là thủ tục hành chính để phù hợp với quy định mới (không cho phép các cán bộ đi biệt phái quá ba năm).

                
Ông Trần Quốc Tuấn từng làm Tổng thư ký VFF và hiện là phó chủ tịch thường trực VFF. Ảnh: Đức Đồng.
   

Ông Trần Quốc Tuấn từng làm Tổng thư ký VFF và hiện tại là phó Chủ tịch thường trực VFF. Ảnh:Đức Đồng.

   

Theo quy định từ trước cán bộ, công chức không được làm việc tại các Liên đoàn, Hiệp hội.Việc Tổng cục TDTT giới thiệu cán bộ tham gia cơ cấu của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó cóVFF,là trên cơ sở đề nghị của các tổ chức này. Bởi vậy, trước ông Tuấn, nhiều trường hợp khác đã được cử sang làm việc tại các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao. Và trong đợt rút cán bộ về Tổng cục lần này, ngoài ông Tuấn và ông Hoài Anh, còn có nămngười khác.

Theo ông Thắng, việc được rút về Tổng cục TDTT không ảnh hưởng đến khả năng ông Tuấn ra tranh cử VFF ở nhiệm kỳ 8. Tuy nhiên, nếu vẫn được các tổ chức thành viên giới thiệu tranh cử,ông Tuấn và các cán bộ khác của Tổng cụcphải được sự đồng ý của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch mới được tham gia. Nếu trúng cử, họ sẽ làm việc theo hình thức kiêm nhiệm chứ không chuyển hẳn về VFF theo kiểu biệt phái.

Tại bộ máy VFF hiện tại có bảy cán bộ của Tổng cục TDTT biệt phái sang làm việc gồm:ông Tuấn, ông Hoài Anh, ông Trương Hải Tùng (Giám đốc Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ), ông Nguyễn Minh Ngọc (Phó tổng giám đốc VPF), bà Nguyễn Thu Hà (trưởng phòng truyền thông), bà Nguyễn Thúy Nga (cán bộ chuyên môn) và một cán bộ thuộc văn phòng đại diện VFF tại phía Nam.

Ông Tuấn được nhiều đội bóng giới thiệu vào vị trí Chủ tịch VFF nhiệm kỳ 8 cùng với các ông Cấn Văn Nghĩa (Giám đốc Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình), ông Nguyễn Công Khế (nguyên Phó chủ tịch VPF) và ông Lê Quý Phượng (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học TDTT TP HCM).

Hiện tại, danh sách các ứng viên được giới thiệu bổ sung đợt bađã được tập hợp. Tuy nhiênchưa có quyết định của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, cũng là Trưởng Tiểu ban nhân sự, nên chưa thể công bốdù hạn chốt ứng viênlà22/5.Sau khichốt, VFF cònphảigửi danh sách lên xin phép Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa -Thể thao vàDu lịchcũng nhưBộ nội vụ để tổ chức Đại hội.Nếu diễn ra quá gần đợt tập trung của U23 Việt Nam chuẩn bị cho ASIAD vào tháng 8, khả năng Đại hội phải hoãn là rất cao.

Sự chậm trễ này, so với dự kiến là tháng 4, xuất phát từ những bất ổn nơi thượng tầng. Ông Tuấn - một trong những ứng viên sáng giá cho vị trí Chủ tịch - liên tục bị tố cáo, dù sau đó các cơ quan chức năng đều xác minh ông vô can. Bầu Đức không ra ứng cử vẫn phản ứng mạnh về các tiêu chí cũng như danh sách ứng viên, đến mức ông Trần Anh Tú - Chủ tịch VPF - phải xin rút, không tham gia tranh cử vị trí phó Chủ tịch VFF.Không lâu sau, đến lượt ông Trần Mạnh Hùng - phó Chủ tịch VPF - phải từ chức vì lộ đoạn ghi âm đe dọa Phó Ban trọng tài Dương Văn Hiền. Và gần nhất là sự ra đi của phó Chủ tịch VFF phụ trách truyền thông Nguyễn Xuân Gụ, sau nghi án vào khách sạn với một phụ nữ.

Đông Huyền/VNE

bai cao