Quy định hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm là không thỏa đáng
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 17:41, 10/06/2018
Bỏ hạn mức tổi thiểu nhập khẩu xăng, dầu
Về việc xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà, VCCI cho rằng việc duy trì loại giấy phép này là không cần thiết. Nếu mục tiêu là quản lý thương nhân nhập khẩu thì ở Việt Nam chỉ códuy nhấtVinataba được phép nhập khẩu,không có thương nhân nào khácđược thực hiện hoạt động này. Bản thân việc chỉ định bởi Bộ Công Thương đã bảo đảm được mục tiêu kiểm soát thương nhân nhập khẩu này.
Nếu mục tiêu là quản lý việc nhập khẩu, đây là thủ tục cấp phép tự động,nghĩa là Bộ Công Thương không quản lý hay hạn chế gì việc nhập khẩu, thương nhân cứ nộp bộ hồ sơ đầy đủ là được cấp phép.
Nếu chỉ để xem xét tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, thương nhân thì thủ tục này hoàn toàn có thể thực hiện bởi cơ quan hải quan (mà không cần thiết phải thực hiện ở cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành).
VCCI cũng đề nghị bỏ hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm do Bộ Công Thương phân giao.
Theo quy định, có thể hiểu làđối với sản phẩm xăng dầu, Nhà nước quản lý bằng phương thức sử dụng mệnh lệnh hành chính buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu một số lượng xăng dầu tối thiểu hằng năm.
Trên thực tế, phương thức này có thể là thích hợp trong bối cảnh trước đây, khi số lượng đầu mối xăng dầu hạn chế chỉ ở một số ít các doanh nghiệp theo chỉ định của Bộ Công Thương và thị trường luôn hiện hữu nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nếu cácdoanh nghiệp này cố ý nhập khẩu ít để tạo khan hiếm trên thị trường.
Tuy nhiên, hiện nay quyền nhập khẩu xăng dầu về nguyên tắc đã được mở cho bất kỳ doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện. Do đó, lo ngại về tình trạng độc quyền gây thiếu hụt nguồn cung là không thỏa đáng và hoàn toàn không thể là căn cứ để sử dụng biện pháp can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp (trong việc xác định số lượng hàng hóa mua vào).
Khi thị trường xăng dầu đã được quản lý theo cơ chế mở, vấn đề nguồn cung, nhu cầu của người tiêu dùng thuần túy là vấn đề của thị trường. Bên cạnh đó, Nghị định 83 cũng như Thông tư 38 không quy định về các tiêu chí để cơ quan nhà nước quyết định các hạn mức cho thương nhân. Điều này khiến cho quy trình trở nên thiếu minh bạch và tạo ra dư địa cho tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu.
Không nên quản lý nhập khẩu máy móc cũ theo tuổi
VCCI cũng có ý kiến về quy định chứng thư giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng có mã số HS thuộc chương 84, 85 quy định tại danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
Thông tư 23 đang áp dụng cơ chế quản lý việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng dựa trêntiêu chí “tuổi” máy móc, thiết bị. Theo đó tất cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng sẽ phải chịu chung cơ chế quản lý và tiêu chí để xác định sẽ là “tuổi của thiết bị”.
Trong khi đó, về mặt logic, không phải loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nào cũng tiềm ẩn nguy cơ cao tới mức phải kiểm soát bằng cơ chế đặc biệt. Thậm chí với nhiều trường hợp, nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng còn là cơ hội để doanh nghiệp và nền kinh tế tiếp nhận công nghệ tốt với giá hợp lý.
Do đó, việc phân loại cơ chế quản lý đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng cũng cần được thiết kế theo hướng này, cụ thể: Phân loạicơ chế quản lý đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩutheo nguồn gốc vốn sử dụngđể mua sắm:
Đối với trường hợp mua sắm bằng vốn từ ngân sách Nhà nước: Nhà nước cần kiểm soát bằng các điều kiện nhất định để đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước được sử dụng đúng quy định và có hiệu quả;
Đối với trường hợp mua sắm bằng tiền vốn ngoài ngân sách Nhà nước: Nhà nước không cần kiểm soát mục tiêu “sử dụng vốn hiệu quả” của các hoạt động mua sắm này (bởi hiệu quả hay không hiệu quả thì chủ thể bỏ vốn tự chịu trách nhiệm, không ảnh hưởng gì tới ngân sách Nhà nước).
VCCI đề nghị nên phân loạicơ chếquản lý theo nguy cơmà các loại máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng có thể gây ra cho các lợi ích công quan trọng.
Theo đó, đối với các loại máy móc thiết bị cónguy cơ cao, cần kiểm soát bằng điều kiện nhập khẩu và áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt nguồn vốn sở hữu vốn của doanh nghiệp.
Đối với các loại máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ ngoài Danh mục trên (tức lànguy cơ không lớn) thì không cần kiểm soát bằng điều kiện nào. Lý do là việc nhập khẩu các loại này không tạo ra tác động đáng kể nào tới những lợi ích công cộng cần bảo vệ nên doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ của mình, hiệu quả thì hưởng, không hiệu quả thì tự mình và chỉ một mình mình chịu, Nhà nước không nên can thiệp.
Kiểm soát gì khi yêu cầu giấy phép nhập khẩu thiết bị in?
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp (chỉ áp dụng đối với thiết bị sử dụng điện năng) là chưa hợp lý, không rõ mục tiêu quản lý Nhà nước:
Điều 27 Nghị định 60xác định các loại thiết bị in phải được cấp phép nhập khẩu mà không có quy định nào về tiêu chí cấp phép đối với các loại máy móc này. Đây không chỉ là sự thiếu minh bạch mà còn cho thấy dường như bản thân cơ quan Nhà nước không làm rõ được mình muốn kiểm soát gì thông qua giấy phép này.
Nếu là kiểm soát các máy móc thiết bị in để nhận biết các thông tin về các loại máy móc này, thì các thông tin này hoàn toàn có thể thu thập tại cơ quan hải quan mà không cần phải cấp phép.
Nếu là kiểm soát các máy móc thiết bị in đã qua sử dụng để đảm bảo yếu tố về môi trường, thì đã có cơ chế kiểm soát đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng (như phân tích ở mục d phía trên)
Bên cạnh đó, trước thời điểm Nghị định 60 có hiệu lực (1.11.2014) việc nhập khẩu thiết bị in là tự do (không chịu biện pháp quản lý nhập khẩu nào đặc thù). Đây cũng là giai đoạn mà hoạt động nhập khẩu phát triển mạnh, đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và góp phần tăng trường ngành in – ngành công nghiệp hỗ trợ hiếm hoi ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Giai đoạn này cũng không chứng kiến nguy cơ nào lớn từ việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị in này.
Từ sau 1.11.2014, với cơ chế quản lý mới, doanh nghiệp phải bỏ ra thêm rất nhiều chi phí tuân thủ, trong khi cơ quan quản lý Nhà nước cũng không phát hiện ra nguy cơ nào lớn hơn so với trước đây.
Lam Thanh