Tổng cục Hải quan yêu cầu siết việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 09:39, 22/06/2018

Trước tình trạng hàng chục nghìn container chủ yếu chứa phế liệu đang tồn đọng tại các cảng biển, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hỏa tốc gửi chi cục hải quan tất cả tỉnh thành, địa phương yêu cầu siết việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.

Tin từ NLĐO ngày 22.6 cho biết, trong văn bản hỏa tốc gửi chi cục hải quan các tỉnh thành, địa phương, Tổng cục Hải quan nhận định thời gian qua, hoạt động nhập khẩu phế liệu có nhiều diễn biến phức tạp, có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống. Do vậy, các cục hải quan địa phương cần giám sát chặt mặt hàng này, đồng thời thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo Thông tư 41 ngày 9.9.2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc nhập khẩu phế liệu phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về môi trường. Tuy nhiên, vẫn có các doanh nghiệp lợi dụng khai sai về tên hàng, mã số hàng hóa để gian lận về chính sách nhập khẩu, hoặc sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất giả trong việc làm thủ tục hải quan.

Trước tình trạng này, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị địa phương tăng cường kiểm tra hàng hóa nhập khẩu có mô tả thông tin trên bản lược khai hàng hóa, đặc biệt là các doanh nghiệp khai tên hàng hóa nhập khẩu ở tờ khai hải quan là sắt, thép, nhựa, giấy đã qua sử dụng.

Việc hải quan siết chặt nhập khẩu phế liệu ở khắp các tỉnh thành sau khi Tổng cục Hải quan nhận được báo cáo từ Cục Hải quan TP.HCM. Theo đó,tính đến giữa tháng 6.2018, tại các cảng biển TP.HCM còn lưu giữ 3.220 container phế liệu chưa làm thủ tục hải quan, trong đó 2.255 container phế liệu chưa làm thủ tục hải quan tồn đọng quá 90 ngày. Phần lớn hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái với 2.181 container.

Trao đổi với PLO, ông Đinh Ngọc Thắng -Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCMkhẳng định các đơn vị hải quan đã kiên quyết nói không với hành vi nhập khẩu rác từ cửa khẩu nhằm tránh nguy cơ Việt Nambị biến thành bãi đáp rác thải công nghiệp của thế giới.Tuy vậy, cái khó khăn lớn nhất cho ngành hải quan là lượng hàng tồn lẫn lộn nhiều loại nên phải phối hợp với các cơ quan cấp phép, quản lý môi trường để cùng giải quyết.

Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng cho biết đang hoàn thiện báo cáo Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải pháp khắc phục những hạn chế, sơ hở về chế độ, chính sách quản lý đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu, không cấp phép nhập khẩu đối với các mặt hàng này.

Nhiều lô hàng đã qua sử dụng, thậm chí thuộc diện cấm nhập khẩu nhưng vẫn lọt vào Việt Nam- Ảnh từ HNM

Trả lời câu hỏi "Vì sao gần đây phế liệu lại dồn dập đổ về các cảng Việt Namnhiều bất thường?" củaPLO cách đây vài ngày, ông Nguyễn Năng Toàn -Giám đốc Trung tâm logistics thuộc Công ty Tân Cảng Sài Gòncho biết: Gần đây chính sách thương mại của các cường quốc kinh tế thế giới có nhiều thay đổi với diễn biến khó dự đoán. Đặc biệt là việc Trung Quốc thông báo ngừng nhập khẩu 24 mặt hàng phế liệu có thể tái chế từ ngày 1.1.2018. Từ đó một lượng lớn các mặt hàng này từ các nước phát triển không được nhập khẩu vào Trung Quốc mà sẽ tìm đường vào các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam với chủ yếulà dây cáp điện, máy móc, thiết bị cũ, phế liệu nhựa, pin đã qua sử dụng...

Tình trạng này càng đáng lo ngại hơn khi theo ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thì sắp tới đây sẽ tiếp tục có một lượng lớn hàng phế liệu nhựa, giấyđổ về các cảng biển Việt Nam do hãng tàu, khách hàng đã ký hợp đồng hoặc hàng đã được xếp lên tàu đang trên đường vận chuyển. Từ đó làm tăngnguy cơgây ô nhiễm môi trường nặng nề, chưa kể phải tăng chi phí từ ngân sách để tiêu hủy, giải quyết ách tắc tại các cảng biển khi hàng hóa không thể giải phóng.

Theo báo cáocủa Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 5.2018, cả nước nhập hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu, kim ngạch hơn 744 triệu USD (đạt hơn 16.900 tỉ đồng) trong đó nhập khẩu phế liệu nhiều nhất của Nhật Bản, với hơn 546.000 tấn, đạt giá trị kim ngạch 200 triệu USD.

Ngoài việc nhập khẩu sắt thép phế liệu, máy móc, hiện một số phế liệu khác còn được nhập khẩu về Việt Nam trong đó có tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô. Hiện mặt hàng nàynằm phần lớn ở các cảng biển, trong đó đặc biệt là các cảng biển quốc tế.

Việt Namlà một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Đến nay cả nước có 928 doanh nghiệpnhập khẩu phế liệu. Tuy nhiên, bên cạnh những danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu, không ít doanh nghiệpnhập khẩu hàng hóa không đạt chất lượng theo quy định, thậm chí làm giả hồ sơ để nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.

Trao đổi với PLO, ông Lê Duy Hiệp -Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệpLogistics VN (VLA)cho biết thêm: Hiệngiá phế liệu của nhiều nước quá rẻ nên không ít đơn vị tại Việt Namnhập về rồi phân loại để tái chế hoặc “hóa kiếp” bán lại với giá cao. Chẳng hạn ngoài việc nhập rác thải nhựa, giấy, thép…thì nhiều công ty còn nhập các loại đồ điện tử, gia dụng đã qua sử dụng và bị coi là rác từ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ về. Sau đó họ “hóa kiếp” và bán với giá hàng xách tay kiếm lợi nhuận cao. Trường hợpbị phát hiện thì không đến cảng nhận hàng, bỏ trốn.

A.Thư

PLO, NLĐO, HNM