Xem lại những phác thảo tranh của danh họa Nguyễn Gia Trí
Văn hóa - Ngày đăng : 06:29, 23/06/2018
Nhân dịp 110 năm ngày sinh của danh họa Nguyễn Gia Trí (1908-2018), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM phối hợp tổ chức triển lãm chuyên đề nhằm ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Gia Trí như một hiện tượng quan trọng đối với lịch sử phát triển mỹ thuật nước nhà.
Danh họa Nguyễn Gia Trí -Ảnh NC
Theo thông tin từ BTC, triển lãm Những phác thảo tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trísẽ giới thiệu đến công chúng 40 tư liệu phác thảo tranh của ông vớicác chất liệu bút bi, bút dạ, sơn dầu, màu nước, chì than, màu sáp… trên giấy sẽ được chia thành các tiêu đề về phong cảnh, nhân vật, chi tiết trang trí và đề tài lịch sử. Đây là một sưu tập quý mà Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã sưu tầm qua hai giai đoạn: giai đoạn năm 1991 và năm 2010.
Triển lãm “Những phác thảo tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí” sẽ chính thức khai trương vào ngày 26.6 và kéo dài đến hết 10.7 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Một phác thảo của Nguyễn Gia Trí được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: Ban tổ chức
Sự kiện diễn ra trong dịp kỷ niệm 52 năm thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (24.6.1966 - 24.6.2018), đồng thời đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác giữa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 tại Hà Tây (tức Hà Nội ngày nay). Nguyễn Gia Trí theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa IV (1928 - 1933) nhưng nửa chừng thì gián đoạn và quay trở lại học vào khóa VII (1931 - 1936). Nguyễn Gia Trí được xem là một trong những người đi đầu của hội họa sơn mài Việt Nam, đồng thời có đóng góp to lớn trong việc xây dựng nghệ thuật tạo hình nước nhà.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí được Bộ Văn hóa chính thức công nhận là một trong mười họa sĩ đương đại có công trong việc xây dựng nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại (năm 1989) và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (năm 2012).
Một phác thảo danh họa Nguyễn Gia Trí trong tác phẩm Vườn xuân Trung Nam BắctạiBảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Về phong cách, danh họa Nguyễn Gia Trí chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa ấn tượng của châu Âu cho tới phong cách thủy mặc, dân gian, truyền thống mỹ nghệ của châu Á và Việt Nam. Thập niên cuối đời, ông còn đi sâu vào chủ nghĩa trừu tượng, một phong cách mà ông từng thể nghiệm qua vài tác phẩm từ sau năm 1954.
Nhiều tư liệu để lại cho thấy những năm 1970, tài sản của Nguyễn Gia Trí là hàng ngàn cây vàng, nhưng ông đã dành gần như toàn bộ cho sáng tạo sơn mài, đến khi ra đi, ông chỉ còn vài tấm tranh cùng phác thảo và căn nhà dột mưa ở TP.HCM.Từ cuối thập niên 1980, tranh của Nguyễn Gia Trí đã được xem là di sản quốc gia, nên nhà nước cấm mang tranh ôngra khỏi Việt Nam, nhưng vì tranh của ông có giá rất cao nên thường bị người buôn tranh lén mang ra nước ngoài bán. Vìthế tranh của Nguyễn Gia Trí đangcòn lại ở Việt Nam là rất hiếm và được lưu giữ cẩn thận.
Tác phẩmVườn Xuân Trung Nam Bắctại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Hiện tại,chưa có một con số chính xác về số tác phẩm mà Nguyễn Gia Trí đã sáng tác, nhưng có một ước đoán: phần lớn tác phẩm của ông đang được lưu trữ ở nước ngoài. Một số tranh sơn mài đáng chú ý của Nguyễn Gia Trí trong giai đoạn 1938 đến trước 1945 là: Chợ Bờ, Dọc mùng, Bên hồ Gươm, Đêm Bồ Tùng Linh, Khỏa thân, Cảnh thiên thai, Chùa Thầy, Đèn Trung thu, Thiếu nữ bên hồ sen, Giáng sinh,Thiếu nữ trong vườn... là những kiệt tác của nền mỹ thuật Việt Nam
Tiểu Vũ