VCCI nợ người lao động lời xin lỗi

Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 14:46, 15/07/2018

Nhiều chuyên gia lao động đã bất ngờ khi VCCI cho rằng không nên tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 để bảo vệ "sức khỏe" doanh nghiệp.

Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam đề xuất mức tăng 8% nhưng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng không nên tăng.

Nhiều chuyên gia về lĩnh vực lao động tỏ ra bất ngờ khi kết thúc phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia về tăng lương tối thiểu vùng năm 2019, VCCI cho rằng không nên tăng lương tối thiểu để bảo vệ "sức khỏe" doanh nghiệp. Khoảng cách giữa 8% và 0% rõ ràng là một khoảng cách xa đến mức không ai có thể hình dung ra. Theo tính toán của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện lương tối thiểu đã đáp ứng được khoảng 92% mức sống tối thiểu của người lao động. Nếu năm 2019 không tăng lương thì đến năm 2020, mức tăng lương tối thiểu sẽ rất cao.

Theo lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, điều 91 Bộ Luật Lao động quy định: Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Nói cách khác, lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Đó không chỉ nguyên tắc mà còn là sự công bằng đối với những người lao động đang ngày đêm bỏ mồ hôi, công sức của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19.5.2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp) cũng đã xác định: Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệpđể đến năm 2020, mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao độngvà gia đình họ.

Vì những lý do trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng không thể dưới 8%. Đây là mức được tính toán cộng phần trăm trượt giá, tăng năng suất lao động, chênh lệch giữa mức lương tối thiểu và nhu cầu sống tối thiểu.

Vậy VCCI nghĩ gì khi đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng trong khi đời sống của hàng triệu lao động vẫn còn khó khăn, thiếu thốn? Nhiều năm qua, bởi nền lương tối thiểu quá thấp mà các gia đình công nhân (công nhânsống hết sức khổ sở, nhiều nữ công nhânphải dằn lòng gửi con nhỏ về quê cho cha mẹ chăm sóc do không kham nổi chi phí sinh hoạt tại thành phố. Không ai muốn xa núm ruột của mình, nhất là những công nhântha hương kiếm sống.

Ở nhiều địa phương, số đông công nhânvẫn phải sống trong những khu nhà trọ tồi tàn, thiếu thốn tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, đời sống tinh thần hết sức nghèo nàn. Số liệu khảo sát về tình hình đời sống công nhândo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố chiều 12.7 đã nói lên thực trạng này, đó là 39% công nhânphải sống tằn tiện, kham khổ.

Theo ông Mai Đức Chính -Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã đến lúc khoảng cách của sự khác biệt cần phải được thu hẹp để có thể chấm dứt tình trạng người lao độngchưa ráo mồ hôi đã hết tiền. Chỉ khi nào lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu thì mới có thể nói đến chuyện nâng cao năng suất lao động cho người lao động. Năm 2020 không còn xa và với đề xuất vừa vô cảm vừa vô lý, rõ ràng VCCI nợ người lao động một lời xin lỗi.

Vĩnh Tùng/NLĐO

NLĐO