Chuyên gia giáo dục tìm lối ra cho giáo dục đại học

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:03, 26/07/2018

Sáng 26.7 Trường ĐH Phú Xuân đã tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục đại học – các vấn đề thiết yếu”, với sự tham gia của nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Ba diễn giả chính của tọa đàm là PGS-TS Lê Anh Vinh - Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, tiến sĩ Đại học Harvard (Mỹ);TSPhạm Hùng Hiệp - Chuyên gia giáo dục đại học, tiến sĩ Đại học Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan), ThSDương Trọng Tấn - Chuyên gia Agile, thạc sĩ Đại học Hawaii (Manoa, Mỹ).

Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiềuchuyên gia giáo dục tại Việt Nam

Tham dự tọa đàm cócác chuyên gia giáo dục Việt Nam như TSNguyễn Đức Nghĩa - nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, TSHoàng Đức Bình - Trưởng đại diện Đại học Bắc Đan Mạch, ThSTrần Hữu Việt - Phó giám đốc Học viện Âm nhạc Huế, TSĐặng Thị Quỳnh Lan – Phó hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Huế, TSNguyễn Văn Huy - Phó trưởng Ban Hợp tác quốc tế Đại học Huế... cùng đông đảo giảng viên đang giảng dạy tại các trường đại học.

Mở đầu tọa đàm, bàn về“Giáo dục đại học và định hướng phát triển cho đại học Việt Nam trong bối cảnh giáo dục đại học”, theo TSPhạm Hùng Hiệp, từ mô hình giáo dục đại học của Trow đến kinh nghiệm thế giới cho thấy thế giới đang tồn tại 3 “hệ sinh thái”: đại học tinh hoa, đại học đại chúng và đại học phổ cập. Trong đó, lý tưởng là mô hình “tinh hoa” với chức năng của trường đại học là định hình tầng lớp quản lý, chuẩn bị lực lượng tinh hoa, giảng dạy theo hình thức 1-1 hoặc theo lớp. Năm 2018 được xem là bước chuyển tiếp từ giai đoạn “tinh hoa” sang “đại chúng”.

Theo TSPhạm Hùng Hiệp, thế giới đang tồn tại 3 hệ sinh thái đại học

Cũng theo TSHiêp, tại Việt Nam, sự chuyển dịch từ “tinh hoa” sang “đại chúng” mới chỉ thể hiện qua số lượng người học, bởi quan điểm quản lý nhà nước và giáo dục vẫn phần nhiều nặng về “tinh hoa”, các chuyển dịch theo hướng “đại chúng” chậm và không hiệu quả.“Để chuẩn bị cho giai đoạn giáo dục phổ cập sẽ diễn ra trong khoảng 20 năm nữa, giáo dục đại học Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng để thích ứng được với sự thay đổi của xã hội”,TSHiệp khẳng định.

Đồng tình với quan điểm trên, TSLê Anh Vinh cho biếtcuộc cách mạng 4.0 đang đặt ra những thách thức cho nền giáo dục phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao nếu muốn không bị “đào thải” và thay thế bởi máy móc. Thách thức đó đòi hỏi một thếhệ trẻ, ngoài kiến thức, phải có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp, biết quản lý rủi ro, biết đặt mục tiêu và có tư duy cởi mở. Đồng thời, trường đại học phải là nơi dạy cho sinh viên hiểu biết, năng lực phản biện, tinh thần kinh doanh để thích ứng với sự đa dạng văn hóa.

TSLê Anh Vinh chia sẻ tại tọa đàm với chủ đề “Chuẩn bị gì cho sinh viên thế hệ mới?”

“Những vấn đề thiết yếu cho giáo dục đại họcbao gồm gắn việc dạy và học với thực hành, tăng cường công nghệ và ngoại ngữ, đa dạng hóa lộ trình giáo dục, mở rộng cửa trường đại học, đặc biệt biến trường đại học trở thành trung tâm học tập suốt đời” – TS. Lê Anh Vinh chia sẻ.

Là một trong những diễn giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, ThSDương Trọng Tấn chia sẻ từ góc độ “Câu chuyện phối hợp cơ sở đào tạo và doanh nghiệp” bởi lẽ việc thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp đã và đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới. Sự đòi hỏi và tác động của nền kinh tế tri thức khiến mối quan hệ này có những chuyển biến mạnh mẽ.

Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Doanh nghiệp có thể được coi như“khách hàng”của nhà trường trong việc tuyển dụng sinh viên, áp dụng các sáng chế hay kết quả nghiên cứu của nhà trường, yêu cầu đào tạo nâng cao tay nghề và kiến thức của nhân viên. Ở chiều ngược lại, trường đại học trên thế giới mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia vào giảng dạy hoặc quản lý nhà trường, hoặc thuê các thiết bị kỹ thuật tiên tiến của doanh nghiệp đề làm nghiên cứu.

Theo TSTấn, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau

Để thực hiện được điều đó, nhà trường và doanh nghiệp cần có “lòng tin” ở đối tác, gia tăng sự tiếp xúc với nhiều cấp độ, đồng thời có cam kết rõ ràng giữa hai bên. Về lâu dài, cả trường đại học, doanh nghiệp và nhà nước cần có những chiến lược để thích nghi với sự phát triển của mô hình đào tạo trên thế giới, từ mô hình Đại học nghiên cứu (Research university) sang mô hình Đại học doanh nghiệp (Entrepreneurial university), nơi sự sáng tạo và hành động thực tiễn được đặt song hành để hướng tới một kết quả tối ưu trong nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai.

Dạ Thảo

Hải Yến