TP.HCM dự kiến sẽ miễn học phí bậc THCS vào năm 2019
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 05:19, 14/08/2018
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM (Sở GD-ĐT)Lê Hồng Sơn cho biết, thời gian qua, Sở đã có đổi mới vànâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại các ngành học, bậc học. Hiện toàn thành phố cócó 153 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Ở bậc trung học có 24 trường THCS và 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Năm học 2018 - 2019, toàn thành phốcó gần 1,68 triệu học sinh, tăng hơn 67.000 học sinh, trong đó bậc mầm non tăng hơn 20.000 học sinh, tiểu học tăng hơn 26.800 học sinh, THCS tăng hơn 10.400 học sinh, THPT tăng gần 9.800 học sinh.
Dự kiến, số phòng học mới đưa vào sử dụng vào ngày 5.9.2018 là 882 phòng học mới (trong đó, số phòng học tăng thêm là 641 phòng, xây thay thế là 241 phòng). Năm học 2018 - 2019, TP vẫn đảm bảo 100% số học sinh sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học.
Theo ông Lê Hồng Sơn, nhằm thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 - 18 tuổi), Sở GD-ĐT TP.HCMđã rà soát với 24 quận, huyện về kế hoạch đầu tư công giai đoạn2016 - 2020 với 771 dự án, quy mô 13.734 phòng học. Tính đến tháng 6.2018, thành phốđạt 268 phòng/10.000 dân số trong độ tuổi đi học.
Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCMkiến nghị thành phốtiếp tục ưu tiên bố trí vốn nâng cấp, mở rộng và duy tu các phòng học, đảm bảo đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 người dân thành phốtrong độ tuổi đi học. Cùng với đó là giao quyền cho một số trường đủ điều kiện được tự xây dựng mức thu đảm bảo thu đủ bù chi, không lợi nhuận; đồng thời cho tuyển dụng các chức danh nhân viên kế toán, nhân viên y tế, tư vấn tâm lý học đường (theo các quy định hiện hành không có các vị trí việc làm này) để đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường. Ngoài ra, cần có chính sách tháo gỡ khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, nhất là bậc tiểu học.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực của ngành Giáo dục - Đào tạo TP.HCM đã đạt được thời gian qua và đưa ra nhận định TP.HCM llàmột trong những địa phương có số lượng học sinh cao nhất cả nước, thành phốđã đảm bảo chăm lo tốt cho học sinh, hiện đại hóa và xã hội hóa giáo dục mạnh mẽ.
Cũng tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Thiện Nhâncho biếtthành phố đang bàn hướng không thu học phí đối với cấp THCS, dự kiến sẽ triển khai từ năm 2019. Việc này đã được giao cho Sở Tài chính lên phương án để trình HĐND xem xét, thông qua vào cuối năm 2018.
"Hiện tại, chúng ta đã miễn học phí bậc tiểu học, nếu thành phố cân đối được vấn đề thu chi, sẽ hướng tới miễn học phí cho bậc THCS. Việc này cũng nhận được sự đồng tình của xã hội", ông Nhân nói.
Được biết vừa quaUBND TP.HCMđã có văn bản chấp nhận đề xuất của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc giữ nguyên mức học phí năm học 2018 - 2019 như năm học 2017 - 2018.
Theo đó, mức học phí áp dụng tại nhóm 1 gồm các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân cụ thể như sau: Đối với nhóm nhà trẻ (dưới 3 tuổi) là 200.000 đồng/tháng/học sinh; nhóm mẫu giáo (từ 3 - 5 tuổi) là 160.000 đồng/tháng/học sinh; bậc THCS và bổ túc THCS là 100.000 đồng/tháng/học sinh; bậc THPT và bổ túc THPT là 120.000 đồng/tháng/học sinh. Riêng bậc tiểu học vẫn thực hiện không thu học phí.
Ở khu vực nhóm 2 gồm các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè, mức thu học phí ở nhóm nhà trẻ là 140.000 đồng/tháng/học sinh; mẫu giáo là 100.000 đồng/tháng/học sinh; THCS và bổ túc THCS là 85.000 đồng/tháng/học sinh; THPT và bổ túc THPT là 100.000 đồng/tháng/học sinh.
Tú Viên