Thăm Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia đổ lỗi cho người tiền nhiệm!
Quốc tế - Ngày đăng : 13:40, 20/08/2018
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tiến sĩ Mahathir cũng sẽ nỗ lực tái đàm phán các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 20 tỉ USD mà Bắc Kinh tài trợ cho chính phủ tiền nhiệm của ông, trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tiên, kể từ khi ông trở lại ngôi quyền lực sau cuộc bầu cử quốc hội Malaysia hồi tháng 5.
Tiến sĩ Mahathir không đủ thời gian đề cập vấn đề Biển Đông
Các nguồn tin ngoại giao của SCMP cũng nóirằng việc Thủ tướng Malaysia đổ lỗi cho người tiền nhiệm diễn ra ở Câu lạc bộ doanh nhân Trung Quốc hôm 19.8, là một cách khéo léo mà ông sẽ sử dụng, khi nói chuyện với các nhà lãnh đạo Trung Quốc:Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong ngày hôm nay 20.8 ở Bắc Kinh.
Ngoài chuyện tái đàm phán các dự án cơ sở hạ tầng, cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc-Malaysia còn bàn vấn đề thương mại, quan hệ chiến lược và tranh chấp Biển Đông.
Các nhà quan sát nóikhi tiến sĩ Mahathir xem trọng vấn đề kinh tế, thì vụ tranh chấp Biển Đông sẽ được trao đổi qua loa. Nhà phân tích Shahriman Lockman ở Viện Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (tạiKuala Lumpur, Malaysia) nói: “Trong 45 phút và 60 phút hội đàm với Thủ tướng và Chủ tịch Trung Quốc, tiến sĩ Mahathir không thể đi vào chi tiết, ngoài việc kêu gọi giữ yên cho Biển Đông và eo biển Malacca”.
Không nói việc Bắc Kinh cài bẫy nợ nần
Các nhà quan sát nói khi đổ lỗi cho ông Najib, nhưng tránh trách việc Bắc Kinh đẩy Malaysia vào cảnh sập bẫy nợ nần, vị Thủ tướng 93 tuổi sẽ có thể cứng tay thực hiện mục tiêu cắt giảm chi phí cho hai dự án tuyến đường sắt và tuyến ống dẫn dầu, mà ông Najib từng trao cho các công ty Trung Quốc.
Tại Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc, tiến sĩ Mahathir nói: “Đấy không phải lỗi của người Trung Quốc, mà của chính phủ Malaysia”, ám chỉ chính phủ Najib, người đàn em cũ đã thua ông trong cuộc bầu cử hồi tháng 5.
Khi được hỏi về tương lai của các dự án Trung Quốc ở Malaysia, ông nói: “Họ đã vay những khoản tiền lớn, và nay chúng tôi gặp rắc rối trong việc trả lại số tiền nợ. Đấy không phải là đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)”.
Thủ tướng Malaysia phát biểu: “Người Malaysia đã chơi trò gian xung quanh khoản tiền đó, không cẩn thận nghiên cứu tính khả thi trước khi thực hiện. Đó là lý do chúng tôi phải xem xét lại khoản vay và các dự án vốn có thể không có lợi cho nền kinh tế của chúng tôi. Có thể sau này chúng có ích... nhưng nhưng khoản nợ mà người Malaysia đã vay, không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ các nguồn khác là quá khổng lồ, khiến chúng tôi khó có thể hoàn trả khoản tiền chúng tôi đã vay”.
Vị tiến sĩ nói thêm: “Chúng tôi không chống các công ty Trung Quốc, nhưng chúng tôi chống vay tiền từ bên ngoài và có các dự án không cần thiết và quá tốn kém”.
Sau khi nắm quyền lực, Thủ tướng Mahathir đặt việc giảm nợ Trung Quốc là mục tiêu trọng tâm của ông. Theo các quan chức của liên minh cầm quyền Pakatan Harapan của ông, tổng khoản nợ của Malaysia là hơn 1 ngàn tỉ ringgit (tiền Malaysia, tương đương 243 tỉ USD).
Ông Mahathir từng trách người tiền nhiệm “hiến chủ quyền” cho Bắc Kinh
Cựu Thủ tướng Najib đãbị Ủy ban Bài trừ tham nhũng Malaysia buộc 3 tội danh “rửa tiền”, trong cuộc điều tra vụ bê bối rút ruột Quỹ Đầu tư phát triển Malaysia Berdah (Quỹ 1MDB). Ông đã phủ nhận các cáo buộc vàchờ ngày hầu tòa.
Thủ tướng Mahathir còn buộc tội ông Najib “quá lơi lỏng” khi cho phép các dự án mà Trung Quốc tài trợ. Lúc cầm quyền, ông Najib đã kéo Malaysia thân cận Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh xem quốc gia đa sắc tộc Đông Nam Á này là một phần chủ đạo trong dự án trọng điểm Vành đai -Con đường (BRI) của ông Tập.
Năm 2016, ông Najib đã ký thỏa thuận để Tập đoàn Kiến thiết giao thông Trung Quốc (CCCC) xây tuyến đường sắt phía đông bán đảo Malaysia (ECRL) dài 688km, trị giá 20 tỉ USD.
ECRL đã khởi công từ năm 2017 và nếu hoàn thành, nó sẽ kết nối vùng biển phía đông bán đảo Malaysia với các tuyến vận tải biển chiến lược ở phía tây.
Ngày 4.7, chủ dự án ECRL làMalaysia Rail Link gửi thư yêu cầu nhà thầu Trung Quốc ngưng thi công công trình, sau khi chính phủ Thủ tướng Mahathir yêu cầu CCCC được nhà nước Trung Quốc “chống lưng” phải cắt giảm mạnh chi phí “bị kê thủng nóc” lên hơn 22 tỉ USD.
Bên cạnh đó là hai tuyến ống dẫn dầu trị giá 3,2 tỉ USD do Cục Ống dẫn dầu Trung Quốc xây. Thủ tướng Mahathir cũng yêu cầu tạm ngưng dự án này, nói cả hai dự án đều quá tốn kinh phí.
Kai Ostwald, một nhà quan sát chính trị Malaysianói, khi tranh cửThủ tướng Mahathir từng rất cứng rắn trong các lời chỉ trích Trung Quốc, thậm chí cáo buộc ông Najib “hiến chủ quyền lãnh thổ Malaysia” cho Bắc Kinh.
Nhưng khi tiến sĩ Mahathir nắm quyền lực, những “thực tại kinh tế” đã bày ra. Ông Oswald, chủ nhiệm Trung tâm Đông Nam Á ở Đại học British Columbia (Canada) nói: “Mô tả Najib là đầy tớ của Trung Quốc đã tạo nhiều ý nghĩa chính trị trong giai đoạn tranh cử, nhất là khi ông Najib dính líu vụ Quỹ 1MDB. Nhưng Trung Quốc lại đang là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia, nhiều người Malaysia đã gián tiếp dựa cậy nguồn đầu tư từ Trung Quốc”.
Đó cũng là lý do mà tiến sĩ Mahathir kêu gọi giới doanh nhân Trung Quốc duy trì niềm tin vào chính phủ Malaysia. Khi thăm một công ty sản xuất máy bay không người lái của Trung Quốc ở Bắc Kinh, ông tỏ ra thích thú khi biết công ty mới lập này đã chiếm 70% thị phần toàn cầu.
Vị thủ tướng nói: “Đó là câu chuyện thành đạt mà chúng tôi muốn thấy có ở Malaysia. Tôi tin việc liên kết với giới doanh nghiệp Trung Quốc, học tập cách làm và quytắc đạo đức của họ, chúng tôi cũng sẽ có thể thành công tương tự”.
Trung Trực (theo SCMP)