Con người và vi khuẩn có chung tổ tiên từ hơn 4 tỉ năm trước
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:47, 21/08/2018
Các chuyên gia từ Đại học Bristol cho hay, họ đã nghiên cứu các hoá thạch cổ xưa và đưa ra kết luận rằng tất cả các sinh vật hiện nay trên Trái đất đều có chung một tổ tiên. Những tổ tiên chung của chúng ta đã bùng phát và chiếm lĩnh Trái đất sau khi hành tinh Theia đâm thẳng vào Trái đất, tạo ra Mặt trăng của chúng ta ngày nay.
"Sử dụng một cách tiếp cận mới, chúng tôi có thể chứng minh rằng tổ tiên của chung của chúng ta "LUCA" tồn tại rất sớm, khoảng 4,5 tỉ năm trước. Không lâu sau khi Trái đất bị hành tinh Theia đâm vào, sự kiện đã làm nguội bề mặt Trái đất và tạo ra Mặt trăng", Giáo sư Davide Pisani tuyên bố.
Theo The Sun hiện chúng ta dùng cách phân tích hoá thạch để giải thích lịch sử sự sống trên Trái đất, nhưng cách tiếp cận này là sai khi nó chỉ đưa chúng ta hiểu biết được tới thời kỳ Archaean cách đây hơn 2,5 tỉnăm, khi lớp vỏ Trái đất đã nguội đủ để cho phép hình thành các lục địa và vi khuẩn tràn ngập hành tinh của chúng ta.
"Có ít hoá thạch từ thời Archaean và chúng ta cũng hay nhầm lẫn trong việc xác định giống loài ở thời kỳ này",Holly Betts, tác giả chính của nghiên cứu, thuộc Khoa Khoa học Trái đất của Đại học Bristol cho biết.
Sử dụng cách tiếp cận mới, các nhà khoa học Anh đã phân tích thông tin 'genomic' có trong các loài sống. Cụ thể họxem sự khác nhau của bộ gen có trên hai loài sinh vật sống, và ước tính khoảng cách thời gian chia tách của hai loài nói trên kể từ khi có tổ tiên chung với nhau.
Cụ thể, họ đã tính toán được rằng con người và vi khuẩn đã có thời gian chia tách lên tới hơn 4 tỉ năm, theo cách đo mới mà họ gọi là "đồng hồ phân tử này".
Thiên Hà (theo The Sun)