Malaysia hủy dự án với Trung Quốc do lo ngại nợ công tăng cao

Quốc tế - Ngày đăng : 12:10, 23/08/2018

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ngày 21.8 tuyên bố hủy bỏ hai dự án hạ tầng quan trọng do công ty Trung Quốc xây dựng, vì chúng quá tốn kém đối với quốc gia Đông Nam Á này.

Quyết định trên trái ngược với bầu không khí thân thiện khi Thủ tướng Mahathir gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một ngày trước đó. Cả hai nhàlãnh đạo trong bữa tiệc tối đều bày tỏ thái độ lạc quan về quan hệ trong tương lai, đồng thời cam kết tăng cường tin tưởng chính trị.

Hai dự án bị hủy là tuyến đường sắt phía đông bán đảo Malaysia (ECRL, trị giá 20 tỉUSD) và đường ống dẫn khí đốt tại bang Sabah trị giá 3,2 tỉUSD, nằm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Thủ tướng Mahathir phát biểu về quyết định hủy hai dự án: “Tôi tin phía Trung Quốc không muốn thấy Malaysia trở thành một quốc gia vỡ nợ. Họ hiểu vấn đề chúng tôi đang gặp phải và đã chấp nhận”. Ông còn cho biết một vài chi tiết liên quan, trong đó có việc bồi thường, sẽ được bàn bạc sau.

Trong một cuộc họp báo hôm 21.8, phía Bắc Kinh tuyên bố Chủ tịch Tập rất hài lòng vềchuyến thăm của Thủ tướng Mahathir.

“Trung Quốc luôn tiến hành hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nước khác trên nguyên tắc cùng có lợi. Tất nhiên, bất cứ hợp tác song phương nào cũng sẽ gặp vài vấn đề, trong một số thời điểm sẽ xuất hiện quan điểm trái chiều. Nhưng hai quốc gia sẽ tiếp tục hợp tác”, theo người phát ngôn của Trung Quốc.

Marina Rudyak, người chuyên nghiên cứu về viện trợ của Trung Quốc tại Đại học Heidelberg, đánh giá quyết định của lãnh đạo Malaysia là sự phê phánmạnh mẽ đối với Trung Quốc. Bà phân tích: “Ông Tập xem BRI là đóng góp của Bắc Kinh trong một kỷnguyên mới, khi họ đóng vai trò là một quốc gia có trách nhiệm trên toàn cầu. Nhưng động thái hủy dự án lại cho thấy chính sách ngoại giao kinh tế của nước này đã thất bại”.

Ngân hàng Thế giới (WB) từng đánh giá BRI đem lại lợi ích lẫn rủi ro. Nhà kinh tế Michele Ruta thuộc tổ chức này cho biết các dự án thành công có thể giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và thương mại của những quốc gia gặp khó khăn trong việc hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, nhà kinh tế Ruta cũng lưu ý: “Lượng tài chính cần thiết cho các dự án BRI có thể làm tăng nợ đến mức độ không bền vững. Đi cùng với dự án lớn là rủi ro về môi trường, xã hội, tham nhũng. Điều này đặc biệt đáng lo khi quản trị công của những nước tham gia đều tương đối yếu”.

Mô hình đường sắt phía đông bán đảo Malaysia (ECRL), dự án tiền tỉ có đầu tư từ Trung Quốc - Ảnh: SCMP

Phần lớn lưu thông thương mại châu Á đều phải đi qua vùng biển Malaysia. Nước này cũng là một trong những nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á. Do đó, hợp tác với họ sẽ giúp có được một chỗ đứng vững chắc trong khu vực.

Kuala Lumpur từng có thời rất vui khi được hợp tác với Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Najib Razak đồng ý nhiều khoản vay tỉđô, qua đó tạo cơ hội cho Bắc Kinh mở rộng sựhiện diện.

Sau khi thất cử vào tháng 5, ông Najib đã bị cáo buộc ký kết nhiều thỏa thuận không có lợi với Trung Quốc để cứu quỹ đầu tư nhà nước do ông sáng lập. Malaysia phải cố gắng xử lý số nợ quốc gia hiện ở mức 250 tỉUSD.

Thủ tướng Mahathir tuần trước bày tỏ lo ngại về cách thức các dự án được thực hiện, bao gồm việc đấu thầu không công khai, thuê lao động Trung Quốc thay vì người Malaysia.

Trả lời phỏng vấn báo The New York Times, nhà lãnh đạo Malaysia đương nhiệm khẳng định có bằng chứng cho thấy ECRL do doanh nghiệp trong nước xây dựng sẽ chỉ tốn một nửa khoản tiền 13,4 tỉUSD mà người tiền nhiệm trả cho Tập đoàn Kiến thiết giao thông Trung Quốc (CCCC). Ngoài ra, ông cũng tỏ không hài lòng khi nước này đã chi trả phần lớn số tiền cho dự án đường ống dẫn khí đốt, do công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) nhận thầu, nhưng chưa thấy có xây dựng gì.

“Chúng tôi không muốn thấy chủ nghĩa thực dân phiên bản mới, vì nước nghèo không thể cạnh tranh với nước giàu”, Thủ tướng Mahathir phát biểu tại Bắc Kinh hôm 20.8.

BRI khiến Malaysia nổi tiếng khắp châu Á và châu Phi. Bắc Kinh đã chi ra 500 tỉUSD giúp tái phát triển hạ tầng, tạo ra nhiều tuyến đường sắt cùng vận tải biển có ích cho thương mại. Nhưng gần đây, quốc gia Đông Nam Á này phát hiện đầu tư thường kèm với nhiều ràng buộc, như quá trình đấu thầu kín, hợp đồng thuê bất lợi hay nhiều thỏa thuận đem lại nhiều đặc quyền cho Trung Quốc khi dự án hoàn thành.

Agatha Kratz, Giám đốc tổ chức Rhodium Group chuyên nghiên cứu đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, cho biết một vài nước đang bắt đầu tái đàm phán các thỏa thuận đạt được trước đó với chính quyền Bắc Kinh. Không ít quốc gia nhận ra rằng chấp nhận quá nhiều dự án Trung Quốc đem lại gánh nặng cho tài chính, gây nguy hiểm cho tổng thể nền kinh tế.

Tiêu biểu là trường hợp Sri Lanka. Trung Quốc từ năm 2009 đã đầu tư mạnh mẽ vào nước này, dưới dạng cho vay xây đường sá, cảng biển và trung tâm hội nghị. Hiện tại, 80% nguồn thu của chính phủ Sri Lanka dùng để trả nợ.

Phương Tây bắt đầu lo lắng về rủi ro an ninh mà BRI đem lại. Lầu Năm Góc (Mỹ) tuần trước công bố một báo cáo đánh giá mục đích của sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng Bắc Kinh đang triển khai là nhằm kiểm soát các quốc gia đang phát triển.

Báo cáo viết: “Quốc gia tham gia BRI có thể bị phụ thuộc vào nguồn vốn Trung Quốc. Cường quốc châu Á có thể lợi dụng điều này để đạt được lợi ích”.

Cẩm Bình (theo The Washington Post)

Cẩm Bình